Theo quy định tại Bộ luật dân sự hiện hành thì thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo pháp luật chỉ xuất hiện khi người chết để lại di sản không có di chúc.
Tuy nhiên, pháp luật thừa kế cho phép người nhận thừa kế có quyền từ chối nhận di sản; trừ trường hợp luật định. Chính vì vậy, trên thực tế có những trường hợp mà người chết đi để lại di sản nhưng không có người nhận thừa kế. Vậy trong trường hợp này cần phải xử lý như thế nào?
Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Căn cứ pháp lý
Các hình thức thừa kế
- Nhận thừa kế theo di chúc: Là việc người thừa kế được nhận di sản theo ý chí của người để lại di chúc. Người này có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế…
- Nhận thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp, người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản… thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Không có người nhận thừa kế
Theo di chúc
Những trường hợp không có người hưởng di sản theo di chúc gồm:
– Di chúc không hợp pháp;
– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
– Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản; hoặc từ chối nhận di sản;
– Trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế …
Theo pháp luật
Những trường hợp chia di sản thừa kế mà không có người hưởng di sản theo pháp luật như không có người thừa kế theo các hàng thừa kế do đã chết; không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản; hoặc từ chối nhận di sản thì di sản đó thuộc về Nhà nước.
Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước“
Có người thừa kế nhưng thuộc trường hợp khác
- Từ chối nhận di sản thừa kế (Điều 620 Bộ luật dân sự 2015);
- Người không được nhận di sản thừa kế (Điều 621 Bộ luật dân sự 2015).
Trong trường hợp phân chia di sản thừa kế mà không có người thừa kế theo di chúc,; theo pháp luật; hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thì thuộc về Nhà nước.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Tài sản không có người nhận thừa kế”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833102102.
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
– Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. K2 Đ32 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa thế được pháp luật bảo hộ”.
– Bảo hộ quyền thừa kế là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân hay chỉ khi có quyền sở hữu tư nhân thì mới có quyền thừa kế.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với bất động sản không có người thừa kế.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với di sản không phải là bất động sản.
Thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.