Tài sản của một doanh nghiệp được xác định bằng những yếu tố gì?

29/03/2022
Tài sản của một doanh nghiệp được xác định bằng những yếu tố gì?
795
Views

Tài sản doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản hữu hình) như là các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa, ô tô,… hoặc không thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản vô hình) như là quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu,… Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết Tài sản của một doanh nghiệp được xác định bằng dưới đây.

Tài sản của một doanh nghiệp được xác định bằng

Theo Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Có thể thấy tài sản là tất cả nguồn lực thuộc sở hữu của doanh nghiệp, do doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát, phân phối, quản lý nhằm mục đích tạo ra giá trị kinh tế dương từ việc sở hữu các loại tài sản. Hiểu một cách đơn giản thì tài sản thể hiện giá trị sở hữu thông qua việc có thể được chuyển đổi thành tiền mặt (mặc dù bản thân tiền được coi là một loại tài sản).

Tài sản doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản hữu hình) như là các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa, ô tô,… hoặc không thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản vô hình) như là quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu,… Nắm rõ tài sản hữu hình, vô hình là gì trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về tài sản từ đó nâng cao cách thức sử dụng, quản lý tài sản.

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Tài sản của doanh nghiệp có thể bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, trụ sở, nhà xưởng, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, cửa hàng, kho tàng, hàng hoá, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới khách hàng…

Tài sản của đơn vị có thể phân loại như sau:

  • Tài sản cố định: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải
  • Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu)
  • Công cụ, dụng cụ
  • Hàng hoá, thành phẩm
  • Tiền mặt
  • Tiền gửi ngân hàng
  • Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
  • Các khoản nợ phải thu: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác…
  • Tài sản cố định vô hình khác: Quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chương trình phần mềm, quyền sử dụng đất,…

 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng ngắn trung bình tầm 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và có giá trị sử dụng thấp, thường được đưa vào để sản xuất, lưu thông cho các kế hoạch đầu tư ngắn hạn nhằm mục đảm bảo được khả năng thanh toán, sinh lời, tránh lãng phí của tài sản sau các quá trình luân chuyển.

Hình thái giá trị của tài sản thường xuyên thay đổi trong thời gian, chu kỳ sử dụng (tài sản không còn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu). Tài sản ngắn hạn được thể hiện dưới những dạng phổ biến như: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho (nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa,…), các khoản thu và các tài sản ngắn hạn khác.

  • Tài sản ngắn hạn là tiền bao gồm: tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển và các khoản tương đương có giá trị như tiền (vàng, bạc, đá quý, kim khí quý).
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là những khoản đầu tư ra bên ngoài trong thời gian ngắn nhằm mục đích sinh lời, thời gian thu hồi nhanh thường trong 1 chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản như: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn – được dùng để bù đắp tổn thất thực tế của các khoản đầu tư dài hạn do các nguyên nhân như nhà đầu tư phá sản, thiên tai, lũ lụt,…
  • Hàng tồn kho là tài sản của doanh nghiệp được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc để bán trong kỳ kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ; các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán và hàng hóa được lưu trữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp – kho dùng để chứa nguyên liệu, vật liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để tiến hành sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Tài sản dài hạn

Tài sản của một doanh nghiệp được xác định bằng những yếu tố gì?
Tài sản của một doanh nghiệp được xác định bằng những yếu tố gì?

Trái ngược với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài trên 12 tháng và được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn và hình thái giá trị của tài sản ít khi thay đổi trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác.

  • Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng được trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (trên 1 năm), trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dần. Để được ghi nhận là tài sản cố định cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện theo luật Việt Nam quy định.
  • Các khoản phải thu dài hạn là tài sản hợp pháp, lợi ích của doanh nghiệp, hiện đang bị các đối tượng khác chiếm giữ và có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng, các khoản phải thu dài hạn bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu dài hạn nội bộ, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu về cho vay các khoản phải thu dài hạn khác.
  • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là những khoản đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp với thời gian thu hồi trong thời gian dài thường trên 1 năm, nhằm mục đích sinh lời. Các khoản đầu tư đó là: đầu tư vào công ty con; đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; các khoản đầu tư dài hạn khác và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn – dùng để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm, dự phòng giảm giá, tổn thất của các khoản chứng khoán đầu tư dài hạn và tổn thất đầu tư dài hạn khác.
  • Bất động sản đầu tư là các bất động sản do doanh nghiệp nắm giữ hoặc sở hữu như là nhà, đất đầu tư,… với mục đích sinh lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán. Lưu ý rằng các bất động sản được sử dụng cho các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa như là nhà xưởng phục vụ cho sản xuất sẽ được coi là tài sản cố định, không phải là bất động sản đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tài sản của một doanh nghiệp được xác định bằng những yếu tố gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, mã số thuế cá nhân, thành lập công ty ở Việt Nam, luật bay flycam…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất; thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu

Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp bao gồm?

Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp là những tư liệu sản xuất; công cụ lao động chủ yếu có hình thái; tồn tại ở dạng vật chất; và thoả mãn những tiêu chuẩn về tài sản cố định hữu hình theo như quy định; bên cạnh đó sau khi tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất; kinh doanh thì vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng, trạng thái vật chất như ban đầu.
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ lao động; nhà cửa, những công trình kiến trúc, phương tiện vận tải, …

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.