Sửa đổi Luật nhà ở 2014

06/01/2023
Sửa đổi Luật nhà ở 2014
285
Views

Nhà ở được hiểu là một công trình xây dựng, có mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Nhà ở là nơi của những cá nhân, hộ gia đình sinh hoạt, xây dựng tổ ấm và phục vụ các nhu cầu khác. Theo đó, mà pháp luật đặt ra những quy định về việc sử dụng và xây dựng nhà ở để cá nhân, tổ chức cần phải tuân thủ theo, pháp luật quy định ra những hành vi nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà ở và quy định những chế tài khi vi phạm pháo luật. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về sửa đổi Luật nhà ở 2014 tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:KhongsoLoại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:***
Ngày ban hành:07/09/2022Ngày hiệu lực:
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng:Chưa xác định

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của sửa đổi luật nhà ở

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh (sửa đổi, bổ sung Điều 1)

Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của các doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng (giữ nguyên Điều 2)

Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.

Giải thích từ ngữ được sử dụng trong Nghị định

Điều 3. Giải thích từ ngữ (giữ nguyên Điều 3)

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của Luật này.

8. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.

Sửa đổi Luật nhà ở 2014
Sửa đổi Luật nhà ở 2014

9. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở là tổ chức có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở và có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này.

10. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở.

11. Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có.

12. Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.

13. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

14. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.

15. Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức).

16. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật này.

17. Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật này.

18. Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá trị nhà ở thuê mua theo thỏa thuận nhưng không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

19. Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

20. Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở

Điều 5. Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở (sửa đổi, bổ sung Điều 13)

1. Nhà nước có trách nhiệm tạo quỹ đất ở thông qua phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn.

2. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở và khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán theo cơ chế thị trường.

3. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính đất đai, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, các cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách về nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

4. Nhà nước có chính sách cho việc nghiên cứu và ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền; có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm quy hoạch, bố trí diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

6. Nhà nước có chính sách về quản lý, sử dụng nhà ở bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng mục đích và công năng sử dụng của nhà ở.

Tải xuống Sửa đổi Luật nhà ở 2014

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Sửa đổi Luật nhà ở 2014” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tư vấn về Mức bồi thường thu hồi đất hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Giao dịch về nhà ở được thực hiện qua các hình thức nào?

Căn cứ Điều 117 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hình thức giao dịch về nhà ở như sau:
Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.

Khi nào sẽ chuyển quyền sở hữu nhà ở?

Tiến hành chuyển quyền sở hữu nhà ở trong các trường hợp sau:
– Trường hợp mua bán nhà ở.
– Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở.
– Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua.
– Trường hợp thừa kế nhà ở.

Điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam dối với người Việt định cư tại nước ngoài là gì?

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức:
+ Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản;
+ Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
+ Nhận chuyển nhượng QSDĐ ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.