Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?

25/09/2022
Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?
530
Views

Bản án là sản phẩm thể hiện kết quả của toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án. Từ khi thụ lý đến tuyên án là một quá trình để có thể đưa ra một bản án dân sự sơ thẩm. Do vậy, với lí do khách quan hoặc chủ quan nào đó dẫn đến sai sót hoặc trong quá trình thụ lý thiếu chứng cứ cần phải bổ sung,… khi đó việc sửa chữa, bổ sung bản án sẽ phải thực hiện như thế nào? Vậy Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bản án sơ thẩm dân sự là gì?

Bản án sơ thẩm dân sự là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của tòa án về xét xử vụ án dân sự lần đầu. Bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sau khi hết thời hạn kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Bản án sơ thẩm đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình tố tụng xét xử xác định những vấn đề chủ yếu của vụ án cần phải giải quyết bản án. Bản án phân tích chính xác những quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và Tòa án đưa ra phán quyết có tình có lý; bản án sơ thẩm dân sự giúp cho mọi người nhận thức rõ đường lối và pháp luật được vận dụng trong thực tiễn là công cụ để bảo vệ chế độ bảo vệ trật tự xã hội bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân;  có tác dụng giáo dục đơn sự giáo dục quần chúng tin tưởng và hoạt động xét xử nâng cao ý thức pháp luật góp phần củng cố xác lập được sống trong xã hội.

Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?

Điều 268 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tới sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:

1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.

2. Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.

Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?
Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?

Thời hạn rút kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm là bao lâu?

Tại Khoản 3 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định về việc rút kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm như sau:

– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

 Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Như vậy, theo quy định trên thì việc rút kháng nghị của Viện kiểm sát không bị giới hạn về thời gian, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền rút kháng nghị kể cả trong và trước khi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể như sau:

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể như sau:

Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; tạm ngừng kinh doanh; trích lục khai tử bản chính ;thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của bản án dân sự phúc thẩm?

Theo Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS): Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án theo Điều 313 BLTTDS 2015.

Quy định chung về bản án dân sự sơ thẩm

Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:
a) Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Kháng cáo quá hạn có được chấp nhận không?

Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng; hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn mà pháp luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.