Sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế

22/11/2021
Sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế
518
Views

Khiếu nại và tố cáo là hai thuật ngữ trong lĩnh vực luật hành chính. Trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về việc khi nào thì được khiếu nại, khi nào được tố cáo? Vậy tố cáo, khiếu nại là gì? Sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật Tố cáo năm 2018

Nội dung nổi bật

Khái niệm chung

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo nghĩa chung nhất, khiếu nại là việc cá nhân hay tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng, đã, đang hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ.

Các quy định pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm chung nhất về khiếu nại mà tùy vào từng loại khiếu nại, luật và các văn bản hướng dẫn tương ứng sẽ đưa ra các khái niệm khác nhau về khiếu nại. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định của pháp luật về khiếu nại, có thể khái quát chung như sau: 

Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 

Tố cáo là gì?

Theo Điều 2 và Điều 4 Luật Tố cáo năm 2018 thì:

– Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

– Nguyên tắc giải quyết tố cáo: Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Những hành vi bị cấm trong tố cáo

Theo Điều 8 Luật Tố cáo quy định những hành vi sau bị nghiêm cấm:

– Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.

– Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.

– Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.

– Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.

– Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo.

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

– Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo.

– Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.

– Bao che người bị tố cáo.

– Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.

– Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.

– Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

– Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

– Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.

Sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khiếu nại và tố cáo được thực hiện cùng lúc và đi đôi với nhau.

Điển hình như trong một số vụ việc, người dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền vừa để khiếu nại để đòi lợi ích, vừa tố cáo người ban hành quyết định hoặc có hành vi trái pháp luật để đòi xử lý người đưa ra quyết định hay hành vi đó.

Xét về bề ngoài thì có vẻ như vụ việc vừa có khiếu nại, vừa có tố cáo. Nhưng nếu xét kỹ về bản chất thì đúng hơn đây là những vụ việc khiếu nại vì mục đích chính của người làm đơn là đòi lợi ích của mình.

Ngoài ra, còn có không ít trường hợp sau khi được giải quyết khiếu nại, người khiếu nại lại tiếp tục tố cáo ngược người giải quyết khiếu nại về việc ban hành quyết định giải quyết hoặc người đưa ra kiến nghị giải quyết. Theo đó, để giải quyết vấn đề này, tại điểm d Điều 29 Luật Tố cáo năm 2018 quy định:

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ, để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Câu hỏi liên quan

Thời hiệu thực hiện khiếu nại là gì?

+ 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ 15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với trường hợp khiếu nại lần đầu.

Kết quả giải quyết của tố cáo như thế nào?

Xử lý tố cáo
(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau.
Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu)

Chủ thể thực hiện quyền của khiếu nại bao gồm?

– Công dân.
– Cơ quan, tổ chức.
– Cán bộ, công chức

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận