Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

27/06/2022
Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
431
Views

Chào Luật sư, thanh toán tiền thi hành án là hoạt động của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án để xử lý số tiền đã thu được. Việc thanh toán tiền cho người được thi hành án không chỉ đơn giản là việc viết phiếu và trả tiền mà nó hết sức phức tạp và dễ dẫn đến khiếu nại của người được thi hành án. Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014

Nội dung tư vấn

Biện pháp bảo đảm thi hành án là gì?

Biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự; thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án; đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng; định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án;ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán; hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án; làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế Thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

Các biện pháp bảo đảm thi hành án:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008; thì có 3 biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:

  • Phong toả tài khoản;
  • Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
  • Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phong tỏa tài khoản

Biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 67 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo đó; Chấp hành viên được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm tác động đến tài khoản của người phải thi hành án; thông qua đó kiểm soát; ngăn chặn được  hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản của đương sự nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Theo đó:

  • Việc phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
  • Khi tiến hành phong toả tài khoản; Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan; tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
  • Cơ quan; tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản; Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định.

Biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự

Biện pháp tạm giữ giấy tờ; tài sản của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Tạm giữ tài sản của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được tiến hành trên các động sản của người phải thi hành án; đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng; định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán; hủy hoại tài sản để trốn tránh việc thi hành án. Cụ thể:

– Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan; tổ chức; cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản; giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng.

– Việc tạm giữ tài sản; giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký; thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản; giấy tờ phải được giao cho đương sự.

– Trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ; Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây:

  • Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản; giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;
  • Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản; giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản; giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản được quy định tại Điều 69 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. 

Tạm dừng việc đăng ký; chuyển dịch; thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng đối với các động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án; nhằm ngăn chặc hoặc tạm dừng các hành vi của người phải thi hành án như chuyển quyền sở hữu; sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản.

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự này là tiền đề cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự kê biên; xử lý tài sản của người phải thi hành án; cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó:

  • Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu; sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng; thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức; cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng; thay đổi hiện trạng tài sản đó.
  • Trong thời hạn 15 ngày; Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký; chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?


Nội dung
Cơ sở pháp lý
Mô tả hành viSử dụng tiền thi hành án không đúng quy địnhĐiểm b Khoản 5 Điều 65 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Hình thức xử phạtPhạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngKhoản 5 Điều 65 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Biện pháp bổ sungTước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 thángĐiểm b Khoản 6 Điều 65 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Biện pháp khắc phụcBuộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành viKhoản 7 Điều 65 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Thẩm quyềnChánh Thanh tra Sở Tư pháp
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp
Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp
Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
Khoản 4 đến 6 và Khoản 8 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Dưới đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định khi thi hành án bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Hoãn thi hành án là gì theo quy định?

Hoãn thi hành án là Chuyển việc thi hành bản án hoặc quyết định của Tòa án sang một thời điểm khác muộn hơn. Hoãn thi hành án gồm hoãn thi hành án dân sự và hoãn thi hành án hình sự và được tiến hành theo thủ tục khác nhau.

Mất bao lâu để được nhận lại tài sản thi hành án?

Điều 28 Luật THADS quy định Tòa án đã ra bản án; quyết định phải chuyển giao bản án; quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật; trừ trường hợp Bản án; quyết định tại điểm a, b, Khoản 2 Điều 2 của Luật THADS.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.