Sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?

22/10/2021
Sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?
567
Views

Mới đây một tài xế lái ô tô sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn; gây bức xúc trong dư luận vì sử dụng bia rượu khi lái xe; gây tai nạn lại bỏ trốn không cứu giúp người bị nạn. Vậy theo quy định sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu sau đây.

Ngày 13/10, Công an quận Hà Đông (TP Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp vận động đối tượng gây ra vụ TNGT trên địa bàn tối 10/10 ra đầu thú. Người này được xác định là Đào Mạnh Hùng (SN 1974, trú tại quận Hà Đông).
Thời điểm xảy vụ tai nạn, Đào Mạnh Hùng là người điều khiển ô tô đi với tốc độ khoảng 90km/h
; đâm vào hai mẹ con người đi xe máy trên địa bàn quận Hà Đông rồi bỏ trốn. Hai nạn nhân là anh Hoàng Trọng P. (SN 1990, trú quận Hoàng Mai) và bà Đặng Thị H. (SN 1968, mẹ anh P.).
Sau khi gây tai nạn, Đào Mạnh Hùng lái xe rời khỏi hiện trường
; đến một gara ô tô để sửa chữa. Tài xế này khai nhận có sử dụng bia rượu trước khi gây ra vụ tai nạn.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn là hành vi phạm pháp luật

Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định; người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn; phải có trách nhiệm: Dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; đồng thời ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến.

Bên cạnh đó, tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ; cũng quy định nghiêm cấm hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

Việc người điều khiển phương tiện gây tai nạn rồi bỏ trốn; là vi phạm đến điều cấm trong Luật Giao thông đường bộ; và trách nhiệm của cá nhân gây ra tai nạn. Theo đó tùy vào từng trường hợp, căn cứ vào tính chất, mức độ của vụ việc; mà có thể xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Người điều khiển xe sử dụng rượu bia bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt hành chính người điều khiển ô tô sử dụng rượu bia

Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô; và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu; hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối hành vi điều khiển xe trên đường; mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Mức xử phạt hành chính người điều khiển xe máy sử dụng rượu bia

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Ngoài ra Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn

Hành vi lái xe sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

– Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác

– Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

Điều 52 Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; trong đó không quy định sử dụng rượu bia lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn là tình tiết tăng nặng nên hành vi sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ chỉ phải chịu mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; mức phạt này còn khá nhẹ vì hành vi của người gây tai nạn ở đây là hành vi vô đạo đức, vô nhân tính; nhiều trường hợp nếu cứu giúp kịp thời người bị nạn có thể không chết hoặc thương tích của họ sẽ giảm đi phần nào; sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và gia đình sau này.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Sử dụng rượu bia gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy chạy quá tốc độ 5km/h bị phạt bao nhiêu tiền?

Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe máy như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

Xe khách trả khách không đúng nơi quy định bị xử phạt ra sao?

Căn cứ Điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách. Đồng thời Điểm a Khoản 8 Điều này cũng quy định ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm Điểm đ Khoản 5 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Sử dụng điện thoại di động có bị tước giấy phép lái xe không?

Theo quy định thì phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy sử dụng tai nghe khi sử dụng xe máy sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng và sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận