Sử dụng điện trái phép làm chết người bị xử lý như thế nào?

15/08/2022
Sử dụng điện trái phép làm chết người
560
Views

Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn vẫn còn sử dụng điện trái phép dẫn đến hậu quả là chết người. Lúc đầu họ chỉ nghỉ dùng điện để bầy chuột, hay rắn nhằm cho chúng phá hoại mùa màng nhưng đã không lường trước đến hậu quả nghiêm trọng hơn cả đó là làm chết người. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Sử dụng điện trái phép làm chết người” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tội giết người

Căn cứ theo điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Sử dụng điện trái phép làm chết người bị xử lý thế nào?

Đây là hành vi sử dụng điện là nguồn nguy hiểm cao độ để phòng chống trộm cắp tài sản, không có cảnh báo an toàn là hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác. Dù không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên lỗi của đối tượng trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp (Quy định tại Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015). Do đó hành vi phạm tội đó đã cấu thành tội giết người.

Sử dụng điện trái phép làm chết người.

Trách nhiệm hình sự:

Điều 123. Tội giết người Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

… q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Nếu chủ trang trại gà sử dụng điện trái phép để diệt chuột, mắc điện ở nơi mà chủ trang trại gà tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và hậu quả chết người không thể xảy ra… nhưng thực tế có người bị điện giật chết thì chủ trang trại gà bị xử lý về tội vô ý làm chết người, quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 10 năm.

Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Bên cạnh việc phải chấp hành hình phạt tù, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại về dân sự cho bên gia đình người bị hại. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại

Khoản 1, Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

Đồng thời điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Theo căn cứ trên thì ông A phải bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại. Số tiền bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên các căn cứ sau:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sử dụng điện trái phép làm chết người”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến những vấn đề pháp lý về sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm khi mắc dây điện không cố ý gây chết người?

Hộ gia đình kéo dây điện đã có hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Điện lực năm 2004 thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện; hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật điện lực năm 2004, vi phạm các quy định về bảo vệ anh lang lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây (theo quy định tại khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực năm 2004).
Hành vi vi phạm của họ là hành vi không được pháp luật cho phép, và trên thực tế, hành vi của người phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là làm chết người. Trong trường hợp này, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây hậu quả làm chết người, cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Mục 12 Phần I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 06 năm 2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ có hướng dẫn cụ thể về việc xét xử đối với trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người.

Mắc dây điện 220V để chống trộm gây chết người?

Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực trực tiếp. Người phạm tội đã thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Mặt khách quan: Hành vi khách quan trong trường hợp này là giăng dây thép xung quanh vườn nhà rồi nối dây thép với dây điện, tối đến, cắm dây điện này vào nguồn điện 220V.
Chủ thể: Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Theo quy định tại Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015”, người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Trong trường hợp này ông Bình đã 45 tuổi nên ông bình phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Khách thể: Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự · Hình sự

Comments are closed.