Năm 2023 sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?

11/01/2023
Năm 2023 sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?
272
Views

Hiện nay vấn đề chôn cất, xây dựng phần mộ cho người chết luôn là vấn đề được quan tâm nhiều tới. Trên thực tế có nhiều trường hợp cá nhân, dòng họ hay họ gia đình sử dụng phần đất trông lúa xây mộ cho người thân hay dòng họ trong gia đình mình, tuy nhiên lại không nắm được quy định pháp luật về việc sử dụng đất đai ra sao và rồi bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy hiện nay theo quy định sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không? Trong trường hợp mua hay sử dụng phần đất trồng lúa đó để xây dựng mộ thì cần lưu ý những vấn đề gì để tránh vi phạm pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Phân loại đất đai như thế nào?

Thứ nhất, Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định về phân loại đất căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

Nhóm 1: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa,  đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất làm muối;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; 

Nhóm 2: Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

– Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

Nhóm 3: Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. 

Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: 

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất, đơn xin giao đất, thuê đất;

Sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất như sau: 

Năm 2023 sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?
Năm 2023 sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm có trường hợp sau: 

– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm;

– Chuyển  đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm, đất nuôi trồng thủy sản nước mặn;

– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

– Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;

Khi chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên cho thấy đất trồng lúa được xác định là đất nông nghiệp, còn đất xây khu phần mộ, làm nhà mồ nghĩa trang, nghĩa địa là đất phi nông nghiệp. Do vậy, khi người dân muốn mua, sử dụng đất trồng lúa xây khu phần mộ, làm nhà mồ thì cần phải thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định nêu trên và việc có cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay không còn phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương đã được phê duyệt.

Lưu ý khi mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, cụ thể như sau:

– Tất cả các cơ sở hỏa táng, cơ sở nghĩa trang phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường.

– Việc quản lý đất cơ sở hỏa táng, nghĩa trang phải bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường; tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; 

– Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng, nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới hiện đại, văn minh nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.

– Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và vệ sinh trong mai táng, hỏa táng phải được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

– Việc táng phải phù hợp với  phong tục, tập quán, tín ngưỡng tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.

– Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.

– Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định 23/2016/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác có liên quan.

– Người sử dụng dịch vụ hỏa táng, dịch vụ nghĩa trang phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định 23/2016/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác có liên quan.

– Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; 

Như vậy, theo quy định nêu trên việc mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ phải phù hợp với quy hoạch và phải đảm bảo điều kiện xây dựng và môi trường… Trường hợp mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu mộ không phù hợp với quy hoặc hoặc không đảm bảo điều kiện xây dựng, môi trường thì hoàn toàn có thể bị phạt vi phạm hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Năm 2023 sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan như kết hôn với người Đài Loan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Đất trồng lúa có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Theo quy định của nhà nước, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng nếu nằm trong các điều kiện sau được quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 
Đất trồng lúa không có tranh chấp
Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên 
Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng.

Chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất ở trong thời gian bao lâu?

Theo quy định không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Chuyển nhượng đất trồng lúa theo thủ tục nào?

Bước 1: Điền thông tin đầy đủ vào hợp đồng chuyển nhượng dưới sự thỏa thuận của cả hai bên.
Bước 2: Đem hợp đồng chuyển nhượng đi công chứng tại UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản chuyển nhượng ở đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.