Hiện này tình trạng sống thử ngày càng phổ biến ở giới trẻ; việc sống thử được nhìn nhận là có những mặt tíc cực và tiêu cực riêng. Tuy nhiên; hiện nay pháp luật chưa có những quy định về vấn đề này nên về mặt pháp lý còn khá nhiều bất cập Vậy sống thử trước hôn nhân nên hay không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Sống thử được hiểu thế nào?
Sống thử theo định nghĩa thông thường dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau mà không tổ chức hôn lễ cũng như không đăng ký kết hôn; hay chính là sống chung phi hôn nhân.
Sống thử chính là việc cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng; với mục địch là để tìm hiều, có được sự chia sẻ, người đó có thật sự phù hợp khi về chung một nhà hay không. Hiện nay thì việc sống thử diễn ra khá phổ biến mặc dù nhận được nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên; sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người mà có đánh giá những mặt tích cức và tiêu cực mà sống thử trước hôn nhân đem lại.
Những rủi ro khi sống thử trước hôn nhân
Như đã nói thì việc sống thử sẽ có những mặt tích cực và tiêu cực riêng tùy vào cách nhìn nhận và thái độ của mọi người. Cụ thể có thể thấy những rủi ro sau:
- Rủi ro về mặt cảm xúc: Có thể sau một khoảng thời gian sống cùng nhau cảm xúc sẽ không còn như trước nữa. Chất lượng đời sống thể chất; và tình cảm cũng thấp dần đi. Và thậm chí đôi bên sẽ không còn có nhu cầu đăng ký kết hôn để hợp thức hóa mối quan hệ. Vì sống thử không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nên tỷ lệ xung đột; chia tay thường sẽ cao hơn.
- Rủi ro về sức khỏe: Thông thường việc sống thử diễn ra ở các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống cũng như khả năng tài chính; do đó dễ dẫn đến những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày. Quan hệ tình dục thiếu an toàn, dễ mang thai ngoài ý muốn; và vì chưa sẵn sàng cũng như khả năng mà tỷ lệ nạo phá thai sẽ nhiều hơn; gây hậu quả vô sinh về sau; thậm chí có thể tử vong do thiếu an toàn trong quá trình thực hiện. Việc cãi vã; ghen tuông cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Trên thực tế chưa có một điều luật nào cấm việc sống thử. Sống thử hoàn toàn không vi phạm pháp luật; trừ những trường hợp sau đây:
- Một trong hai đối tượng sống thử là người chưa đủ 16 tuổi thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ vi phạm Điều 115 Bộ Luật hình về tội Giao cấu với trẻ em.
- Ép buộc người khác chung sống.
- Một trong hai bên có hành vi bạo hành sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự; về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
- Một trong hai hoặc cả hai đối tượng sống thử là người đã có gia đình thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 182 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thuộc Bộ luật Hình sự.
Như vậy; sống thử trước hôn nhân không phải là hành vi bị cấm nếu cả hai bên nam nữ còn đang độc thân; không tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu hai người chỉ chung sống với nhau như vợ chồng mà không thực hiện đăng ký kết hôn; thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Mặc dù pháp luật không có quy định về cấm việc sống thử; tuy nhiên pháp luật cũng không khuyến khích việc sống thử. Bởi lẽ sống thử có thể dẫn đến nhiều hậu quả không ai mong muốn; ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên nam nữ. Do vậy; hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi muốn sống thử.
Mời bạn đọc xem thêm
- Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?
- Môi giới kết hôn trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Sống thử trước hôn nhân nên hay không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Việc sống thử thì cũng có những mặt tích cực đáng chú ý như:
– Các cặp đôi sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn.
– Chia sẻ các gánh nặng tài chính.
– Hiểu rõ về lối sống, con người nhau hơn.
– Kiểm tra sự hòa hợp của hai bên.
– Có những biện pháp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
– Hiểu rõ về quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp.
– Nên tìm đến sự trợ giúp của pháp luật nếu bị bạo hành về tinh thần hoặc thể xác.
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.