Môi giới kết hôn trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

18/10/2021
Môi giới kết hôn trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
462
Views

Khi xã hội phát triển, sự cạnh tranh trở lên mạnh mẽ hơn; nên để chiếm được một vị trí trong xã hội. Cơ hội việc làm cũng được ưu tiên cho những người có ưu thế cạnh tranh cao hơn; nên các thủ đoạn ngành nghề kinh doanh mới dược xuất hiện trong xã hội. Các vấn đề về nhân thân của con người cũng được mang ra để trao đổi buôn bán. Vậy những người có hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết đưới dây:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi môi giới kết hôn là gì?

Môi giới hôn nhân là hành vi giới thiệu và tư vấn hôn nhân cho một người khác; trong đó, theo đó những trung tâm môi giới hôn nhân gồm: Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các hoạt động môi giới hôn nhân được pháp luật cho phép

Căn cứ Điều 30 Nghị định 24/2013/NĐ-CP; hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài quy định về Nguyên tắc hoạt động tư vấn; hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

1. Hoạt động của Trung tâm phải bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận, góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Nghiêm cấm lợi dụng việc tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm mua bán người, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

– Tư vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ;

– Tư vấn, bồi dưỡng cho công dân Việt Nam về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình, về nhập cư của nước mà đương sự dự định kết hôn với công dân nước đó;

– Tư vấn, giúp đỡ người nước ngoài tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam;

……

Môi giới kết hôn trái pháp luật bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 4, 5, 6 Điều 39 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau

c) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác ngoài thù lao theo quy định khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

d) Không giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các bên theo quy định của pháp luật.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; khi chưa có giấy đăng ký hoạt động;

b) Lợi dụng việc tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm mua bán người; bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá; sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.

Môi giới kết hôn trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 Người sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định sau đây. 

 Điều 150. Tội mua bán người,Bộ luật hình sự 2015, luật sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau :

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

     a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

     b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

     c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

     a) Có tổ chức;

     b) Vì động cơ đê hèn;

     c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

     d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

     đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;

     e) Phạm tội 02 lần trở lên.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

     a) Có tính chất chuyên nghiệp;

     b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

     c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

     d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

     đ) Đối với 06 người trở lên;

     e) Tái phạm nguy hiểm.”.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đay là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Môi giới kết hôn trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Kết hôn khi đang đi du học có được không?

Cũng giống như người Việt Nam ở trong nước, kết hôn khi đang đi du học là việc du học sinh muốn kết hôn với người Việt Nam nên chúng ta xác định là không có yếu tố nước ngoài. Như vậy, du học sinh muốn kết hôn thì đáp ứng những điều kiện cụ thể về điều kiện đăng ký kết hôn; trình tự thủ tục đăng ký kết hôn.

Những trường hợp kết hôn trái pháp luật mà không bị hủy việc kết hôn

Kết hôn với người đang có vợ, có chồng
Kết hôn giữa người mất năng lực hành vi dân sự
Vi phạm sự tự nguyện
Vi phạm quy định về độ tuổi

Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có thể thấy các trường hợp kết hôn trái pháp luật có thể chia thành:
Thứ nhất, kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn.
Thứ hai, kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
Thứ ba, kết hôn trái pháp luật khi một hoặc cả hai bên mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ tư, kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều cấm.
Thứ năm, kết hôn giữa những người cùng giới tính.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời