Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc số lượng tối đa đối với Phó Tổng Giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một trong những chức danh cao nhất của lĩnh vực bảo hiểm xã hội Việt Nam đó chính là chức danh Tổng Giám đốc; và Phó Tổng Giám đốc. Đối với chức danh Tổng Giám đốc sẽ do một người giữ chức vụ. Vậy chức danh Phó Tổng Giám đốc thì sao? Số lượng tối đa đối với Phó Tổng Giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam? được quy định như thế nào.
Để giải đáp cho câu hỏi về việc số lượng tối đa đối với Phó Tổng Giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
– Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
– Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Số lượng tối đa đối với Phó Tổng Giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 05 Phó Tổng Giám đốc.
– Tổng Giám đốc là người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và thành viên Chính phủ được phân công phụ trách Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Nghị định 89/2020/NĐ-CP.
– Các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và Tổng Giám đốc; được Tổng Giám đốc phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Khi Tổng Giám đốc vắng mặt, một Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc ủy nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Chế độ làm việc và trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Giám đốc:
- Tổng Giám đốc làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
- Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Tổng Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết;
- Tổng Giám đốc có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này để báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội xem xét thông qua và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
- Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do quản lý, điều hành của mình trong việc thu nộp, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng theo quy định của pháp luật;
- Tổng Giám đốc quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý trong hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, giao biên chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc
- Và quyết định số lượng cấp phó của các phòng thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh. Căn cứ vào tình hình của mỗi địa phương, Tổng Giám đốc quyết định số lượng Phó Giám đốc cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo không vượt quá số lượng quy định tại khoản 2 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 89/2020/NĐ-CP.
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương như sau:
- Vụ Tài chính – Kế toán.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Thanh tra – Kiểm tra.
- Vụ Thi đua – Khen thưởng.
- Vụ Kế hoạch và Đầu tư.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Quản lý đầu tư quỹ.
- Vụ Kiểm toán nội bộ.
- Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
- Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
- Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ.
- Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
- Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.
- Trung tâm Truyền thông.
- Trung tâm Công nghệ thông tin.
- Trung tâm Lưu trữ.
- Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến.
- Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.
- Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
- Tạp chí Bảo hiểm xã hội.
+ Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này là các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các tổ chức quy định từ khoản 14 đến khoản 21 là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
+ Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Tài chính – Kế toán, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Vụ Thanh tra – Kiểm tra có 5 phòng; Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ có 6 phòng; Văn phòng có 9 phòng, bao gồm đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lượng Phó Trưởng phòng thuộc đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng trực thuộc theo tiêu chuẩn chức danh do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tuân thủ quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, số lượng Phó Trưởng phòng các phòng trực thuộc đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Số lượng tối đa đối với Phó Tổng Giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mã tra cứu hóa đơn điện tử; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng; có các phòng chức năng trực thuộc.
– Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và quy định kinh phí hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bình quân không quá 03 người.
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
– Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế và quy định kinh phí hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để thành lập các Tổ nghiệp vụ ở Bảo hiểm xã hội huyện trên cơ sở nguyên tắc thành lập Tổ nghiệp vụ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện; Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng các Tổ nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện bình quân không quá 02 người.
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm quản lý viên chức, người lao động, tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm xã hội huyện quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet Nam Social Security, viết tắt là VSS.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.