Khi tham gia các giao dịch dân sự có liên quan đến các loại giấy tờ như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ thì cần phải photo có công chứng chứng thực hoặc không cần. Việc chứng thực hay công chứng là quy định hay yêu cầu bắt buộc trong một số giao dịch hay thủ tục nhất định theo quy định pháp luật hiện hành. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về “Sổ đỏ photo công chứng có tác dụng gì?” qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cũng tương tự như sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng vì dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.
Sổ hồng cũng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật.
Sổ đỏ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”
Đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng của sổ hồng và sổ đỏ có sự khác biệt nhất định.
Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.
Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.
Khu vực được cấp sổ
Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng) có khu vực cấp sổ là đô thị.
Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có khu vực cấp ngoài đô thị
Loại đất được cấp sổ
Loại đất được cấp sổ giữa sổ hồng và sổ đỏ cũng có sự khác biệt lớn. Sổ hồng sẽ được cấp cho đất ở đô thị, còn sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.
Bản sao công chứng là gì?
Bản sao được hiểu đơn giản là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung trong sổ gốc còn bản photo công chứng lại là bản sao từ bản chính được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận tính chính xác so với bản chính.
Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP nói trên cũng như các quy định trước đó về công chứng, chứng thực (Luật Công chứng năm 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về chứng thực) đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.
Xét dưới góc độ thực tiễn, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:
Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ (bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô…) có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
Sổ đỏ photo công chứng có tác dụng gì?
Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Công chứng 2014, suy ra, sổ đỏ photo có công chứng được hiểu là việc công chứng viên thực hiện chứng thực bản sao sổ đỏ từ bản chính.
Theo đó, bản sao sổ đỏ được chứng thực từ sổ đỏ bản chính có giá trị sử dụng thay thế bản chính đã được sử dụng để đối chiếu trong các hợp đồng, giao dịch, trừ những trường hợp các bản sao được chứng thực không đúng trình tự, thủ tục luật định thì không có giá trị.
Một số ví dụ, bản sao sổ đỏ được công chứng viên chứng thực được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Sử dụng để đối chiếu, thay thế sổ đỏ bản chính khi thương lượng, thỏa thuận các giao dịch, hợp đồng như hợp đồng thuê nhà, thuê đất, thuê nhà xưởng trên đất… và sử dụng làm hồ sơ lưu tại tổ chức hành nghề công chứng/cơ quan có thẩm quyền chứng thực giao dịch, hợp đồng;
- Được sử dụng làm chứng cứ trước Tòa, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai, liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Được sử dụng là một trong những tài liệu để của hồ sơ đăng ký biến động/sang tên/chuyển quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;…
Đây cũng được coi là những tác dụng cơ bản nhất của sổ đỏ photo có công chứng.
Một số lưu ý khi sử dụng bản photo sổ đỏ hiện nay
- Trong các giao dịch mua bán, tặng cho, thế chấp…nhà đất, sổ đỏ được chứng thực có thể được sử dụng làm tài liệu đối chiếu, căn cứ để các bên thỏa thuận các điều khoản giao dịch.
- Tuy nhiên, tại thời điểm ký kết hợp đồng, đăng ký biến động, sổ đỏ phô tô có công chứng không được sử dụng để thay thế sổ đỏ bản chính.
Hiện nay, pháp luật không quy định về thời hạn hiệu lực của bản photo có công chứng, chứng thực. Trên thực tế, hiệu lực của các bản sao y/bản photo có công chứng được phân thành 2 loại như sau:
- Có hiệu lực vô hạn: Sổ đỏ, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp…;
- Có thời hạn: Chứng minh nhân dân (thường là theo thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân, tối đa là 15 năm), sổ hộ khẩu (thường là 06 tháng), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (thường là 06 tháng),…. Tuy rằng, những bản phô tô có công chứng này thường chỉ được chấp nhận trong các giao dịch trong một thời hạn nhất định nhưng vẫn có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, cũng cần phải giải thích thêm, bản phô tô được chứng thực tại các Ủy ban nhân dân cấp xã (chứng thực bản sao từ bản chính) và các bản chứng thực bản sao từ bản chính tại các tổ chức hành nghề công chứng cùng có giá trị pháp lý như nhau.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sổ đỏ photo công chứng có tác dụng gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất sổ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn xin thuê đất mới nhất năm 2023
- Quy định pháp luật về giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ?
- Mức giá đền bù khi thu hồi đất không có sổ đỏ tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
2 người là vợ chồng hợp pháp sẽ đứng tên sổ đỏ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Thực hiện thay đổi người đứng tên sổ đỏ như thế nào?
– Bước 1. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho
– Bước 2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
– Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (nộp hồ sơ sang tên)