Sổ đỏ giả có sang tên được không?

18/04/2023
Sổ đỏ giả có sang tên được không?
209
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Mai Trần, trước đây tôi được một người cô ở dưới quê cho một mảnh đất vườn cạnh nhà. Tuy nhiên gần đây có nhiều người nói với tôi mảnh đất đó là mảnh đất có sai phạm, không được pháp luật công nhận và sổ đỏ của tôi cũng là giả. Chính vì vậy khi mà giờ đây tôi tính sang tên cho con cháu thì mới nghĩ đến chuyện xác minh giấy tờ xem phải giả hay không và cũng băn khoăn nếu như là giả thì còn sang tên được nữa không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi theo quy định thì sổ đỏ giả có sang tên được không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Sổ đỏ giả có sang tên được không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013

Sổ đỏ là gì?

Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

(Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013)

Có những cách nào để xác minh sổ đỏ giả?

Việc phân biệt sổ đỏ giả hay sổ đỏ thật thuộc phạm vi nghiệp vụ của các công chứng viên. Hiện nay, để được phân biệt sổ đỏ thật và sổ đỏ giả có thể kiểm tra bằng các cách sau:

Thứ nhất, dùng kính lúp để kiểm tra:

Hiện nay, biện pháp này được sử dụng khá phổ biến nhằm mục đích để soi hoa văn, họa tiết trên sổ đỏ. Thông thường, giấy chứng nhận thật được in bằng phương pháp in offset do vậy nhìn rất sắc nét, màu mực đồng nhất trên cùng một chi tiết in và sẽ có các tổ hợp chấm mực. Còn giấy chứng nhận giả được in màu kỹ thuật số nên các chi tiết không sắc nét, không có các tổ hợp chấm mực hồng và thậm chí trên cùng một chi tiết in còn có nhiều hạt mực với màu sắc đậm, nhạt khác nhau.

Thứ hai, dùng đèn pin kiểm tra sổ đỏ giả:

Chúng ta có thể dùng đèn pin chiếu vào vị trí dấu sổ đỏ nằm tại góc dưới bên phải mặt trước sổ đỏ.

Còn sổ đỏ thật, Quốc huy Việt Nam được in lồi lên, nội dung rõ ràng; mã số hiệu tại đó được đóng hoặc in bằng phương pháp in Typo vào chính giữa dấu nổi. Với sổ đỏ giả thì Quốc huy sẽ được in lõm, không rõ với nội dung; mã số hiệu sẽ được tạo bằng phương pháp in màu kỹ thuật số nên thường bị lệch so với dấu nổi.

Thứ ba, tiến hành kiểm tra số seri:

Quý bạn đọc nên xem kỹ các vị trí thường bị tẩy xóa ví dụ như loại đất, hình thức sử dụng, thời hạn, diện tích, sơ đồ, số sổ, số vào sổ.

Trong trường hợp sổ đỏ có trang bổ sung thì quý bạn đọc cần kiểm tra trang sổ đỏ được bổ sung có gồm:

– Dấu giáp lai;

– Phương pháp in có phải là in offset;

– Các thông tin trên trang có bị tẩy xóa không.

– Trong trường hợp mà sổ đỏ đã thế chấp nhiều lần thì cần phải tiến hành kiểm tra dấu, chữ ký của phòng Tài nguyên Môi trường hoặc chữ ký, dấu của Văn phòng đất đai.

Thứ tư, kiểm tra con dấu và chữ ký:

Trường hợp sổ đỏ giả có thông tin về con dấu và chữ ký không thống nhất, đơn củ như chức danh đề ký thay chủ tịch UBND nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch thì có thể đó là sổ giả.

Thứ năm, tiến hành việc xác định sổ đỏ giả tại Văn phòng đăng ký đất đai:

Trước tình trạng làm giả sổ đỏ nhiều như hiện nay. Người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà đất nên mang sổ đỏ đến cơ quan có thẩm quyền như  Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đất, Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm mục đích tiến hành việc xác minh tính chính xác của giấy chứng nhận, hiện trạng nhà đất đồng thời tiến hành việc giao tiền. Hiện nay, tại một số văn phòng công chứng lớn sẽ có máy soi hiện đại và đội ngũ công chứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giàu kinh nghiệm do đó việc phát hiện ra giấy tờ nhà đất giả sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

– Còn tại các địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

– Tại các địa phương đã được thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Sổ đỏ giả có sang tên được không?
Sổ đỏ giả có sang tên được không?

Sổ đỏ giả có sang tên được không?

Trước khi tiến hành sang tên Sổ đỏ cần thực hiện việc công chứng, chứng thực để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 giải thích về khái niệm công chứng như sau: “Công chứng được hiểu là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt sau đây gọi là bản dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng; chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch.”

Trong trường hợp Công chứng viên sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, cách xác minh sổ đỏ là giả thì Công chứng viên tiến hành thông báo với khách hàng, cấp trên và Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng sổ đỏ giả này theo quy định của pháp luật. 

Tóm lại, nếu như Sổ đỏ mang ra công chứng bị phát hiện là giả thì các thủ tục liên quan tới sổ đỏ cũng sẽ không được thực hiện.

Mức xử phạt dành cho hành vi làm giả sổ đỏ như thế nào?

Đối với hành vi làm giả sổ đỏ, tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định cụ thể như sau:

Điều 35. Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi làm giả sổ đỏ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tối đa là 60.000.000 đồng.

Đối với trường hợp đối tượng làm giả sổ đỏ mà hành vi của đối tượng xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể quy định như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với mức xử phạt là truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào hành vi của đối tượng bị xếp vào loại tội danh nào mà có mức hình phạt cụ thể dành cho tội danh đó. Chung quy, mức xử phạt tối đa dành cho đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chung thân.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Sổ đỏ giả có sang tên được không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chi phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu?

Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC và Nghị định 140/2016/NĐ-CP; Thông tư  85/2019/TT-TBC, khi chuyển nhượng, tặng cho nhà đất các bên có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ theo quy định.
Trong đó, thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x giá chuyển nhượng. Lệ phí trước bạ = 0,5% x giá chuyển nhượng. Còn phí thẩm định hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành khác nhau.

Cầm cố sổ đỏ để vay tiền được không?

Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Mặc khác, căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thì tài sản là:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, sổ đỏ không phải là tài sản mà là chứng thư pháp lý. Do không phải là tài sản nên không thể cầm cố.

Điều kiện sang tên sổ đỏ được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
– Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.