Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao?

30/08/2023
Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao?
210
Views

Chào Luật sư, theo quy định hiện nay thì sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin có ảnh hưởng gì đến tiền bảo hiểm xã hội không? Tôi mới nghỉ việc được 01 tháng tại công ty kinh doanh đồ gỗ nội thất. Tôi mới nhận được sổ bảo hiểm xã hội, khi kiểm tra lại thì thấy bị sai thông tin về ngày tháng năm sinh. Tôi có liên hệ với công ty cũ nhưng mà công ty lại không giải quyết, kêu tôi tự liên lạc với cơ quan bảo hiểm xã hội. Tôi muốn hỏi Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao? Đính chính thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội thì bao lâu mới nhận được kết quả theo quy định? Rất mong nhận được giải đáp từ Luật sư 247.. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề “Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao?” chúng tôi xin được tư vấn đến bạn như sau:

Khái niệm sổ bảo hiểm xã hội

Hiện nay quy định về sổ bảo hiểm xã hội được quan tâm, đặc biệt là người lao động. Đây cũng là một loại giấy tờ quan trọng khi làm hồ sơ lãnh tiền bảo hiểm xã hội. Chúng tôi xin tư vấn về cụm từ sổ bảo hiểm xã hội được hiểu như sau:

Theo điều 96 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đồng và hưởng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Sổ bảo hiểm xã hội được pháp luật để cập lần đầu tiên trong Bộ luật lao động năm 1994. Sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất phát hành theo mẫu quy định. Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ ba tháng trở lên hoặc theo hợp đồng không xác định thời hạn mà chưa có sổ thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục để cấp sổ bảo hiểm xã hội cho họ. Trong quá trình làm việc, sổ bảo hiểm xã hội do đơn vị sử dụng lao động quản lí, ghi đầy đủ quá trình đóng và hưởng bảo hiểm. Sổ bảo hiểm xã hội phải được trả lại cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, khi người lao động nghỉ hưu, thôi việc

Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao?

Khi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội bị sai thì chúng ta cần tiến hành thay đổi để phù hợp với thực tế. Hiện nay theo quy định thì một người có một sổ BHXH nên các thông tin cần phải chính xác, khớp với các loại giấy tờ cá nhân. Và các việc cần làm khi sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin là:

Mỗi người tham gia chỉ có một sổ BHXH tương ứng một số sổ duy nhất. Nếu phát hiện ra sai sót thông tin trên sổ cần thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc xin cấp lại sổ BHXH. Tránh trường hợp ảnh hưởng đến chế độ liên quan sau này.

Các trường hợp được cấp lại sổ BHXH được quy định tại khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“2. Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”

Theo căn cứ nêu trên chỉ trường hợp sổ bị mất, hỏng, sai thông tin cá nhân quan trọng thì mới làm thủ tục xin cấp lại sổ. Trường hợp lần đầu tham gia BHXH sẽ phải kê khai phụ lục thành viên hộ gia đình theo mẫu TK1-TS. Thông tin của cha mẹ có sai sót thì chị chỉ phải nộp hồ sơ điều chỉnh sổ bảo hiểm.

– Hồ sơ điều chỉnh thông tin BHXH bao gồm:

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS), hồ sơ kèm theo căn cứ xác nhận thông tin cần điều chỉnh. Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Ngoài ra, chị có thể hiệu chỉnh trên Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội thông qua điện thoại hoặc máy tính.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ điều chỉnh thông tin bị sai trên sổ bảo hiểm xã hội?

Thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội có sai sót thì việc làm cần thiết chính là tiến hành điều chỉnh lại thông tin, Sau khi chuẩn bị xong các loại hồ sơ cần có, người có nhu cầu có thể đến cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ điều chỉnh thông tin bị sai trên sổ bảo hiểm xã hội để tiến hành nộp hồ sơ. Quy định về thẩm quyền này hiện nay như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 3 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:

“Điều 3. Phân cấp quản lý

  1. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
    2.1. BHXH huyện
    a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.
    b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995 do BHXH tỉnh phân cấp.
    2.2. BHXH tỉnh
    a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu; người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.
    b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.
    …”
    Theo đó, khi bạn muốn làm hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị sai họ tên thì bạn cần nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp sổ. Bên cạnh đó, nếu có thể bạn đang là người lao động của một công ty thì bạn có thể nộp hồ sơ lên công ty để công ty làm thủ tục giúp bạn.

Quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội ra sao?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, tức là người lao động có tham gia làm việc tại một công ty, doanh nghiệp. Sức lao động của họ được công nhận và chính vì vậy họ có những quyền lợi nhất định. Quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm:

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 18. Quyền của người lao động

  1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
  2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
  3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
    a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
    b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
    c) Thông qua người sử dụng lao động.
  4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
    a) Đang hưởng lương hưu;
    b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
    c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
    d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
  5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
  6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
  7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
  8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao?

Hồ sơ tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

Hiện nay để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và được cấp sổ bảo hiểm xã hội, Các công ty, đơn vị cần chuẩn bị những loại giấy tờ, tài liệu theo luật định. Theo luật bảo hiểm xã hội thì hồ sơ đăng ký tham gia và cấp bảo hiểm cần có những nội dung sau đây:

– Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

– Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

+ Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

– Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin thì phải làm sao?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đơn xin tách thửa đất … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội có cần thông báo đến cơ quan bảo hiểm không?

Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
– Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội trong bao lâu?

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn bao lâu?

+ 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
+ 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
+ 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.