Thời điểm sinh viên đến trường sắp đến gần. Kéo theo đó là nhiều thủ tục không tên khác cần chú ý. Vậy sinh viên thuê nhà trọ có cần đăng ký tạm trú không? Thủ tục thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Cư trú 2020;
- Thông tư 56/2021/TT-BCA;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP;
- Nghị định 62/2021/NĐ-CP.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Đăng ký tạm trú là gì? (ĐKTT)
ĐKTT là việc công dân thực hiện đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục ĐKTT, cấp sổ tạm trú cho họ.
Giấy xác nhận tạm trú là gì?
Giấy xác nhận tạm trú là mẫu giấy do các cơ quan có thẩm quyền tự soạn thảo; và cung cấp cho công dân khi công dân đi thực hiện thủ tục xin xác nhận tạm trú. Mặc dù pháp luật hiện nay trong các văn bản về cư trú chưa hề có quy định về việc được cấp giấy xác nhận mà chỉ có quy định về việc cấp sổ tạm trú.
Sổ tạm trú là gì?
Sổ tạm trú KT3; hay còn gọi là sổ tạm trú không thời hạn; hoặc sổ tạm trú dài hạn của công dân ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nào đó. Hơn nữa, nơi ở này không phải là nơi đăng ký thường trú của công dân. KT3 được cấp cho những cá nhân, hộ gia đình mong muốn xác nhận nơi lưu trú tạm thời của mình.
Điều kiện đăng ký tạm trú 2021
Theo khoản 1, Điều 27, Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký như sau:
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Về thời gian tạm trú được quy định tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Thủ tục đăng ký tạm trú cho sinh viên ở trọ
Hồ sơ đăng ký tạm trú
Theo Điều 28, Luật Cư trú 2020, hồ sơ bao gồm
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01, Thông tư 56/2021/TT-BCA)
Đối với người đăng ký là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ; hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Ví dụ như:
+ Hợp đồng thuê nhà;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi; nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
+ Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
…
Nơi nộp hồ sơ
Người đăng ký nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. (Công an cấp xã, phường)
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký; cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định; cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới; thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú; và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký.
Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý khi ĐKTT
Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn.
Hồ sơ, thủ tục gia hạn thực hiện theo quy định như đăng ký lần đầu
Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú; và thông báo cho người đăng ký về việc cập nhật thông tin đăng ký; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu không thực hiện ĐKTT, sinh viên có thể phải nhận mức phạt nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
– Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
– Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng
– Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu; kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú; hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;
Theo hướng dẫn tại Nghị định 62/2021/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp có thể là hợp đồng thuê nhà.
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú.
Như vậy, từ 01/7/2021, đăng ký tạm trú không cần chủ nhà thuê đồng ý.