Sinh viên đánh bạc bị xử phạt như thế nào theo quy định?

18/11/2021
Sinh viên đánh bạc bị xử phạt như thế nào theo quy định?
1355
Views

Hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, đánh bài online đều là hành vi vi phạm pháp luật. Sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường là những người được đánh giá là có tri thức có kỷ luật sống đúng đắn tuân theo quy định pháp luật; nội quy quy định của nhà trường để xứng đáng là một sinh viên tốt. Việc sinh viên đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật của nhà trường. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề sinh viên đánh bạc bị xử phạt như thế nào theo quy định sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là đánh bạc trái phép?

Đánh bạc là Hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp; mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất); lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác).

Đánh bạc trái phép; là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vậ;t mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Còn gá bạc là dùng địa điểm (nhà ở, cửa hàng, khách sạn, phòng trọ, tàu, xe, thuyền, bè…) đang do mình quản lý sử dụng để cho người khác đánh bạc thu tiền (tiền hồ). Hành vi gá bạc có nơi còn gọi là chứa gá bạc hoặc chứa bạc.

Sinh viên đánh bạc bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Xử phạt hành chính sinh viên đánh bạc

Hành vi đánh bạc của sinh viên; nếu không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

Đối với hành vi mua các số lô, số đề.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự sinh viên đánh bạc

Sinh viên đánh bạc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 321 Bộ luật Hình sự 2015:

“Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Điều 321 BLHS năm 2015 quy định 2 khung hình phạt:

– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung hình phạt tăng nặng  có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội sau:

+ Có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu (Mức tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015 là 5 triệu đồng) để truy cứu TNHS và lấy tiền hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính.

+ Tiền hoặc hiện vật  dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên;

+ Sử dụng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội:

+ Tái phạm nguy hiểm;

Ngoài hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Nhà trường xử lý sinh viên đánh bạc

Xử lý sinh viên vi phạm đánh bạc nhà trường căn cứ theo quy định cụ thể tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT:

  • Khiển trách: Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
  • Cảnh cáo: Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
  • Đình chỉ học tập có thời hạn: Áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
  • Buộc thôi học: Áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
  • Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên; phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên.
  • Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục đại học phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Sinh viên đánh bạc bị xử phạt như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sinh viên có mẹ là viên chức bị tai nạn được giảm học phí không?

Các đối tượng được giảm 50% học phí được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP:
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Sinh viên có được săm hình không?

Tại Điều 61 Luật giáo dục đại học 2012, có quy định các hành vi người học không được làm trong đó không có quy định cấm sinh viên săm hình.

Chứa chấp người đánh bạc trong nhà xử phạt ra sao?

Khoản 4 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, anh/chị sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận