Sinh viên thời đại ngày nay luôn hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện. Bên cạnh học tập tốt; tham gia câu lạc bộ; hội nhóm; làm thêm… nghiên cứu khoa học cũng là một hướng đi tiềm năng cho sinh viên. Nhằm thúc đẩy việc tham gia nghiên cứu, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành nhiều văn bản pháp luật. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho sinh viên. Vậy để không lãng phí những năm đại học, sinh viên có nên tham gia nghiên cứu khoa học hay không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT
Nội dung tư vấn
Nghiên cứu khoa học là gì?
Khoa học nói một cách đơn giản bao gồm những tính toán và thử nghiệm các giả thuyết dựa trên những bằng chứng và thí nghiệm được quan sát là quan trọng và có thể ứng dụng.
Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Sinh viên có nên tham gia nghiên cứu khoa học hay không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT;
Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
- Được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
- Được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu;
- Được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, các ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước theo quy định;
- Được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành;
- Được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định.
Trách nhiệm của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học một cách trung thực, nghiêm túc;
- Chịu trách nhiệm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn, các hoạt động khoa học và công nghệ khác trong các cơ sở giáo dục đại học;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Tìm ý tưởng
– Xác định hướng nghiên cứu
– Chọn tên đề tài nghiên cứu khoa học
– Lập đề cương nghiên cứu khoa học
– Tham khảo ý kiến của giảng viên
– Đặt vấn đề
– Mục đích nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu khoa học
– Câu hỏi nghiên cứu
– Các giả thuyết
– Kết cấu đề tài
– Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo
– Đề tài nghiên cứu (research project): là hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
– Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic): là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu, trên cơ sở đã xác định tên đề tài nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu (research focus): là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.
– Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng.