Xin chào luật sư. Tôi là sĩ quan đã phục vụ trong quân đội được 18 năm, khi phục viên đầu năm 2022 tôi được thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần. Vậy bây giờ tôi có được trợ cấp gì thêm không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Sĩ quan quan đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của quân đội nhân dân. Sau những năm phục vụ tại quân đội nhân dân, vì nhiều lý do mà các sỹ quan này xuất ngũ. Vậy sỹ quan sẽ xuất ngũ trong trường hợp nào? Đối với người xuất ngũ nhà nước có chế độ hỗ trợ của nhà nước như thế nào? Sỹ quan quân đội thôi phục vụ tại ngũ được hưởng chính sách gì? Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Sĩ quan quân đội thôi phục vụ tại ngũ được hưởng chính sách gì?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC
Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là ai?
Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, sứ mệnh của quân đội là vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.(Điều 1 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi bổ sung 2008)
Trong đó theo Điều 11 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam cũng quy định:
Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
l) Trung đội trưởng.
Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 11 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 35 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 về Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ như sau:
“1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a. Nghỉ hưu;
b. Chuyển ngành;
c. Phục viên;
d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị”.
Điều kiện nghỉ hưu
Theo quy định tại Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì sĩ quan được về hưu khi:
– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước (điều kiện này thay đổi từ 01/01/2021);
– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định về bảo hiểm xã hội, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Hết tuổi phục vụ tại ngũ
Theo Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi 2008 quy định:
Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này”.
Không còn đủ tiêu chuẩn đối với sĩ quan tại ngũ
Tiêu chuẩn đối với sĩ quan tại ngũ được quy định tại Điều 12 trên như sau:
Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nướcvào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Sĩ quan quân đội thôi phục vụ tại ngũ được hưởng chính sách gì?
Do hiện tại bạn đã được phục viên về địa phương nên bạn sẽ được hưởng chế độ của sĩ quan phục viên.
Theo Điều 8 Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về:
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng quy định phục viên về địa phương như sau:
1. Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh, không chuyển ngành được thì được phục viên về địa phương.
2. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, khi phục viên sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp còn được hưởng các quyền lợi sau:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng;
c) Được cấp tiền tàu xe (loại thông thường) từ đơn vị về nơi cư trú.
Như vậy, sau khi được phục viên về địa phương, ngoài hưởng trợ cấp 1 lần, bạn có thể được hưởng một số chế độ ưu đãi như quy định được trích dẫn ở trên.
Cụ thể:
– Hưởng trợ cấp việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên.
Bạn phục viên năm 2022, mức lương tối thiểu chung là 1.490.000 đồng. Do đó số tiền trợ cấp việc làm bạn được nhận sẽ là: 1.490.000 x 6 = 8.940.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Sĩ quan quân đội thôi phục vụ tại ngũ được hưởng chính sách gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Hộ chiếu hết hạn có bị phạt không? Có gia hạn được không?
- Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông theo quy định
- Thời hạn sử dụng hộ chiếu là bao nhiêu năm?
Câu hỏi thường gặp
Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần gồm:
Sĩ quan thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
Sĩ quan hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mà quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng.
b) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng gồm:
Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác. Từ năm từ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương.
Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước thời điểm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang công chức quốc phòng.
Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm (12 tháng), kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ, chính sách như sau:
a) Được thực hiện chế độ, chính sách chuyển ngành như miễn thi tuyển; cộng điểm ưu tiên; được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm; được cấp tiền tàu xe từ đơn vị về cơ quan mới.
b) Khi thực hiện chế độ chuyển ngành phải hoàn trả lại tiền trợ cấp phục viên một lần và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận; không phải hoàn trả lại tiền trợ cấp tạo việc làm.