Séc là gì? Việc ký phát séc được quy định như thế nào?

07/09/2021
Séc là gì? Việc ký phát séc được quy định như thế nào?
1938
Views

Hiện nay, việc giao thương và thanh toán trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết bởi độ đa dạng trong phương thức thanh toán. Một trong số đó là séc. Vậy, séc là gì? Việc ký phát séc được quy định như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005

Nội dung tư vấn

Séc là gì?

Khái niệm “Séc”

Khoản 4 điều 4 luật các công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam có quy định như sau:

Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Như vậy, séc là một lệnh vô diều kiện của người chủ tài khoản; ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình; để trả cho người có tên trong séc; hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm séc.

Các nội dung của Séc

Mặt trước séc có các nội dung sau đây:

  • Từ “Séc” được in phía trên séc;
  • Số tiền xác định;
  • Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;
  • Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;
  • Địa điểm thanh toán;
  • Ngày ký phát;
  • Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.

Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.

Séc thiếu một trong các nội dung trên thì không có giá trị; trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.

Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.

Việc ký phát séc được quy định như thế nào?

Séc được ký phát để ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán:

  • Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
  • Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
  • Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.

Séc có thể được ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký phát.

Séc không được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc; trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.

Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng; tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được viết thêm nội dung vào séc?

Ngoài các nội dung được quy định, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.

Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì có yêu cầu nội dung gì khác?

Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

Séc có tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo có giá trị thanh toán không?

Séc có tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ không có giá trị thanh toán, trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo là ngân hàng thu hộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận