Khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người này sang người khác chúng ta cần tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ nhà đất theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, người mua và người bán cũng cần hiểu rõ quy trình và các thủ tục pháp lý cần thiết khi thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ nhà đất để tránh phát sinh rủi ro không đáng có. Bài viết dưới đây Luật Sư 247 xin chia sẻ chi tiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sang tên đổi chủ nhà đất được hiểu như thế nào?
Sang tên đổi chủ nhà đất hay còn gọi là sang tên Sổ đỏ. Là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (có đất và nhà ở; hoặc các tài sản khác gắn liền với đất).
Kết quả sang tên Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) được thể hiện qua một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nhà đất được cấp Giấy chứng nhận mới đứng tên mình.
- Trường hợp 2: Người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nhà đất không được cấp Giấy chứng nhận mới.
Điều kiện sang tên đổi chủ nhà đất theo quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật đất đai và Luật nhà ở để được sang tên sổ đỏ:
- Người bán phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hợp pháp;
- Đất, nhà ở không có tranh chấp hay thuộc vào diện quy hoạch của Nhà nước;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tặng cho quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất được ký kết hợp pháp.
Trình tự thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ nhà đất
Bước 1: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng
Để tiến hành được thủ tục sang tên sổ đỏ, trước tiên Quý khách cần thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Vì đây là một giao dịch với giá trị lớn, Quý khách cần lưu ý nghiên cứu kỹ các điều khoản của hợp đồng hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn soạn thảo của luật sư đất đai để đảm bảo quyền lợi của mình.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ, tài liệu chuyển nhượng
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại hợp đồng bắt buộc phải được công chứng theo quy định pháp luật nên cần thực hiện khi có mặt của công chứng viên. Để tiến hành nhanh gọn, ngoài hợp đồng chuyển nhượng, hai bên cần cần chuẩn bị thêm giấy tờ, tài liệu sau:
Đổi với bên chuyển nhượng
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (cả vợ và chồng)
- Sổ Hộ khẩu (cả vợ và chồng)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng minh tài sản chung/riêng (Giấy đăng ký kết hôn hoặc chứng nhận độc thân tùy vào tình trang hôn nhân cụ thể)
Đối với bên nhận chuyển nhượng
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
- Sổ Hộ khẩu
- Giấy chứng minh tài sản chung/riêng (Giấy đăng ký kết hôn hoặc chứng nhận độc thân tùy vào tình trang hôn nhân cụ thể)
Sau khi xét thấy hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, công chứng viên tiến hành soạn thảo và công chứng hợp đồng đúng quy định của pháp luật. Mức phí công chứng với loại hợp đồng này là 3 – 5 triệu đồng nên giữa 2 bên có thể thống nhất từ trước.
Bước 3: Thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước
Ký kết hợp đồng mua bán mới hoàn thành 50% các bước cần làm để được cấp sổ, trước khi làm thủ tục này, Quý khách cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hợp lệ, gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính và 02 bản sao)
- Hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất (công chứng và 02 bản sao)
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của cả 2 bên (02 bản sao mỗi bên)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy đăng ký kết hôn (02 bản sao)
- Đơn đăng ký biến động đất (01 bản)
- Tờ khai lệ phí trước bạ (01 bản)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (01 bản)
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản);
- Tờ khai đăng ký thuế;
- Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính).
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn về Sang tên đổi chủ nhà đất được thực hiện như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, trên thực tế để giải quyết hậu quả của việc lấn chiếm đất đai; cũng như chính sách về đất đai qua nhiều thời kỳ. Vẫn có một số trường hợp; được nhà nước công nhận và có thể được cấp sổ đỏ khi hành vi lấn chiếm đất đai; đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra. Khi được cấp sổ đỏ bạn có thể tiến hành sang tên đổi chủ nhà đất theo quy định.
Căn cứ điểm b khoản 3 điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không chính xác hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới sẽ bị phạt tiền. Mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ điều 25 nghị định 47/2014/NĐ-CP . đối với các trường hợp không đủ điều kiện bồi thường theo điều 75 luật đất đai là hộ gia đình , cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.