Rút học bạ cho con có được trả lại học phí không?

15/09/2022
Rút học bạ cho con có được trả lại học phí không?
539
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc rút học bạ cho con có được trả lại học phí không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay do tình hình bạo lực học đường xảy ra trong khu vực trường học của con em mình; khiến cho nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng và tiến hành rút học bạ cho con em sang học tại một môi trường khác. Vậy theo quy định của pháp luật thì khi rút học bạ cho con có được trả lại học phí không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc rút học bạ cho con có được trả lại học phí không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật giáo dục 2019

Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT

Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT

Quyền của người học tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 83 Luật giáo dục 2019 quy định về quyền của người học như sau:

– Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

– Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

– Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

– Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

– Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

– Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

– Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

– Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

– Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

– Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

Các trường hợp xin được rút học bạ tại Việt Nam

Học bạ là sổ theo dõi quá trình học tập và ghi nhận hạnh kiểm của học sinh, sinh viên tương ứng với mỗi cấp học. Thông tin được đề cập trong sổ học bạ có thể kể đến như: Ghi sơ lược lí lịch học sinh, quá trình học tập và kết quả của từng năm học.

Việc ghi học bạ được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, bảo đảm sự nghiêm minh, trung thực trong việc đánh giá, xếp loại của giáo viên với học sinh, Sổ này sẽ được nhà trường lưu giữ và trả cho học sinh khi chuyển cấp.

Tuy nhiên, trong quá trình đang theo học, học sinh và phụ huynh vẫn có thể làm đơn xin rút học bạ sớm mà không cần phải chờ đến khi hết cấp học trong một số trường hợp như:

– Xin thôi học;

– Xin chuyển trường;

– Rút học bạ để làm hồ sơ đi du học;

Rút học bạ cho con có được trả lại học phí không?
Rút học bạ cho con có được trả lại học phí không?

Rút học bạ cho con có được trả lại học phí không?

Trong khoảng thời gian đầu khi ba mẹ tiến hành nhập học cho con của mình bất kể từ cấp bậc nhỏ nhất như mẫu giáo, trường mầm non cho đến đại học, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã từng xem qua đề án thành lập trường học.

Ví dụ về quy định một đề án thành lập trường THPT tư thục theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục như sau:

– Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Thông qua quy định này ta thấy một đề án thành lập trường quy định bao gồm rất nhiều quan hệ và vấn đề xảy ra trong quan hệ giáo dục, bao gồm cả việc nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Chính vì thế mà muốn biết việc khi rút học bạ cho con có được trả lại tiền học phí hay không, các bậc phụ huynh cần đọc và xem xét lại xem trong đề án thành lập trường học mà mình từng được đọc khi đăng ký cho con có quy định về vấn đề rút học bạ có được hoàn trả lại tiền hay là không.

Trong trường hợp:

  • Đề án có quy định trường hợp học sinh tạm dừng hoặc thôi học, Nhà trường sẽ được trả lại tiền học phí theo tỉ lệ (con số cụ thể)%: Thì lúc này khi rút học bạ cho con, phụ huynh sẽ được hoàn trả lại tiền tương ứng với số phần trăm tiền học phí được nhận lại từ việc thôi học của con như trong đề án quy định.
  • Đề án không có quy định về việc khi học sinh tạm dừng hoặc thôi học sẽ được hoàn trả tiền: Thì khi phụ huynh rút học bạ cho con sẽ không được hoàn trả lại tiền học phí.

Hướng dẫn viết Đơn xin rút đơn học bạ tại Việt Nam

Người có yêu cầu xin rút học bạ có thể tự soạn đơn hoặc sử dụng mẫu đơn có sẵn trên Internet, khi viết đơn, người viết cần lưu ý một số nội dung sau đây:

– Đơn phải được trình bày theo đúng thể thức của văn bản, có đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn, trong đó, đối với học sinh ghi rõ “Đơn xin rút học bạ” còn đối với sinh viên thì ghi “Đơn xin rút hồ sơ”.

– Điền đầy đủ, chính xác các thông tin của người có yêu cầu rút học bạ như: Họ tên, trường, lớp, khóa học.

– Trong phần lý do viết đơn thì cần phải nêu cụ thể, chi tiết và rõ ràng về lý do viết đơn xin rút học bạ. 

– Đơn cần trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khoa học và không được tẩy xóa, khi viết đơn cần sử dụng từ ngữ trong sáng, gần gũi, tránh dùng các từ đa nghĩa.

– Trong đơn cần phải có chữ ký xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường về việc xin rút học bạ thì học sinh, sinh viên mới có thể thực hiện thủ tục rút học bạ tại trường.

Mời bạn xem thêm

Video trả lời cho câu hỏi rút học bạ cho con có được trả lại học phí không của Luatsu247

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Rút học bạ cho con có được trả lại học phí không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nộp đơn rút học bạ cho con?

– Thời gian giải quyết hồ sơ rút học bạ thường sẽ do trường quy định. Thường là trong khung giờ hành chính.
Ví dụ: Trường THPT Thạnh Tân toạ lạc tại ấp A2, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng quy định như sau:
– Thời gian 03 ngày trong tuần: Thứ 2, thứ 4 và thứ 6; Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 00; Buổi chiều: 13 giờ 30 đến 16 giờ 00
– Địa điểm: Tại Văn phòng trường THPT Thạnh Tân (Liên hệ Cô Nguyễn Thị Như Huyền – 0939288331).

Nộp đơn rú học bạ chuyển trường cho con ở bậc tiểu học bao lâu sẽ được trả lời kết quả?

– Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn.

Hồ sơ rút học bại chuyển trường cho con ở bậc tiểu học?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ chuyển trường đối với học sinh tiểu học gồm:
Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Hồ sơ gồm:
– Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này).
– Học bạ.
– Thông tin về tài liệu học tập (tại trường đang học), tiến độ thực hiện chương trình (theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này), bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định.
– Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.