Rao bán xe trên mạng để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

17/09/2021
Chiếm đoạt tài sản
494
Views

Nhóm đối tượng tại Hải Dương rao bán xe trên mạng để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Tóm tắt:

Thông tin từ Công an Hải Dương cho biết, vào ngày 8/8, anh Lê Anh Quốc (SN 2005, ở Cẩm Giàng, Hải Dương) có sử dụng tài khoản Facebook cá nhân vào nhóm “Mua bán xe máy cũ Hải Phòng – Hải Dương”.

Ở trên nhóm này, anh Quốc thấy tài khoản mang tên “Nam Đào” (tài khoản do đối tượng Bùi Đức Nguyên sử dụng) đăng tải có xe máy Wave Honda bán. Thấy vậy, Quốc đã liên lạc với tài khoản “Nam Đào” để đặt mua xe với giá 5,5 triệu đồng, tiền vận chuyển 800 nghìn. Sau đó Nguyên đã cung cấp cho Quốc 2 số điện thoại (0356953794, 0362854225) và một tài khoản ngân hàng (MB số 2666667867868, tên BUI DUC NGUYEN) để liên lạc và chuyển tiền đặt mua xe.

Tưởng thật, anh Quốc đã chuyển tổng số tiền 6,3 triệu vào tài khoản trên. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền xong, Quốc lại không thấy xe về như đã hẹn. Quốc liền gọi điện lại cho 2 số máy trên nhưng đều thấy tắt máy. Nghi ngờ bị lừa đảo, Quốc đã làm đơn trình báo sự việc với cơ quan công an.

Căn cứ pháp luật

Bộ luật hình sự 2015.

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Với sự phát triển của xã hội và công nghệ hiện đại số 4.0, hình thức lừa đảo không chỉ gói gọn bằng hành vi lừa đảo trực tiếp, mà việc sử dụng công nghệ để lừa đảo là hành vi xuất hiện phổ biến hiện nay. Dù bằng cách nào hay phương tiện nào mà thực hiện hành vi lừa đảo thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan.

– Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

Dùng thủ đoạn gian dối bằng cách đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Khách thể tội lừa đảo.

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan tội lừa đảo.

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội hoàn toàn ý thức được hành vi của mình là sai trái và vi phạm pháp luật, lường trước được hậu quả và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Mối quan hệ nhân quả.

Hành vi lừa dối, lừa đảo người khác nhằm chiếm đoạt tài sản phải là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp dẫn tới hậu quả thiệt hại về tài sản.

Nếu việc thiệt hại về tài sản lại xuất phát từ nguyên nhân khác thì phải xem xét kỹ lại những dấu hiệu khách quan để xác định xem có dấu hiệu của tội phạm không và được pháp luật điều chỉnh như thế nào.

Mức hình phạt cho tội lừa tiền qua mạng

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Mức phạt tù cho hai đối tượng rao bán xe máy trên mạng để lừa tiền

Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015; quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

+ Người dưới 16 tuổi khôn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Căn cứ nội dung vụ việc, cả hai đối tượng phạm tội là Bùi Đức Nguyên và Phạm Văn Tuấn đều sinh năm 2002 và đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp cả hai đã đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì với hành vi rao bán xe máy trên mạng để lừa tiền của người khác thì cả hai có thể phải chịu mức hình phạt quy định tại khoản 2 điều 174 bộ luật hình sự 2015, mức phạt tù từ 02-07 năm.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp không bị xử lý hình sự người phạm tội chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định,người phạm tội có thể bị phạt từ 1-2 triệu đồng

Hình phạt bổ sung mà hai đối tượng rao bán xe để lừa tiền?

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Chủ thể của tội phạm này là người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện hành vi lừa đảo, lừa dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Cụ thể là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Lừa đảo chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng có bị xử lý hình sự?

– Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản phải từ hai triệu đồng trở lên
– Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời