Đại lý thương mại là hoạt động không còn xa lạ đối với chúng ta; đặc biệt là những chủ thể kinh doanh như doanh nghiệp. Hoạt động của đại lý thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ mua bán; trao đổi hàng hóa nói chung; tìm kiếm và mang lại những giá trị về mặt kinh tế nói riêng. Vậy, đại lý thương mại là gì? Pháp luật có quy định gì về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý thương mại hay không?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đại lý thương mại là gì?
- Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại năm 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Đặc điểm của đại lý mua bán hàng hóa
Quan hệ đại lý
- Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa phát sinh giữa các bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho bên đại lý bán; hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua háng; hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
- Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán; nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua; hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân.
Nội dung của hoạt động đại lý
- Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm việc giao kết; thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý giao kết; thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa; hoặc ung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý.
- Để thực hiện hoạt động đại lý; bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý.
- Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba; bên đại lý nhân danh chính mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba. Sau đó, bên đại lý trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa; hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.
Xác lập quan hệ đại lý thương mại
- Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý thương mại được giao kết giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương.
- Xét về bản chất, hợp đồng đại lý thương mại cũng là một hợp đồng dịch vụ nên đối tượng của hợp đồng đại lý là công việc mua bán hàng hóa; hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đại lý.
- Khi giao kết hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa; các bên nên thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng các điều khoản sau: hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý; hình thức đại lý; quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm hợp đồng; chế độ bảo hành đối với hàng hóa đại lý; chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt hại,…
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý thương mại
Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý đối với bên giao đại lý
Nghĩa vụ của bên đại lý
Bên đại lý phải thực hiện những nghĩa vụ sau đối với bên giao đại lý; trừ trường hợp có thỏa thuận khác:
- Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa; giá cung ứng dịch vụ do bên giao địa lý ấn định. Đối với hình thức giao đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định giá mua, giá bán hàng hóa; giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng; bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hóa cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba theo đúng giá mà bên giao địa lý quy định.
- Giao và nhận hàng, tiền cho bên giao đại lý theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý. Đây là một trong những nghĩa vụ rất quan trọng của bên đại lý. Đối với đại lý bán, bên đại lý có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền cho bên giao đại lý. Đối với đại lý mua, bên đại lý có nghĩa vụ nhận tiền và giao hàng cho bên giao đại lý. Đối với đại lý cung ứng dịch vụ; bên đại lý có nghĩa vụ thanh toán tiền cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm; thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Bảo quản hàng hóa; chịu trách nhiệm về khối lượng, quy cách, phẩm chất hàng hóa sau khi nhận; hoặc trước khi giao; liên đối chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa; chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.
- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý
Quyền của bên đại lý
Bên đại lý có nhưng quyền sau; trừ trường hợp có thỏa thuận khác:
- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao địa lý; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Yêu cầu bên giao đại lý giao tiền; hoặc hàng hóa theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để đảm bảo (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý.
- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn; cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan đến thực hiện hợp đồng đại lý.
- Hướng dẫn thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý đối với bên đại lý
Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin; tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
- Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Quyền của bên giao đại lý
- Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng. Trong trường hợp thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng; thì bên giao đại lý sẽ ấn định giá mua, giá bán hàng hóa; giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng và bên đại lý buộc phải tuân thủ mức giá đã ấn định,
- Ấn định giá giao đại lý. Đối với hình thức đại lý bao tiêu; bên đại lý sẽ ấn định giá giao địa lý; còn giá bán, giá mua hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng bên đại lý có quyền quyết định.
- Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.
Có thể bạn quan tâm
- Môi giới thương mại là gì?
- Quy định của pháp luật về đại lý thương mại
- Các hình thức xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý thương mại?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 176 Luật Thương mại năm 2005; Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.
Theo quy định tại Điều 155 Luật Thương mại năm 2005; Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại năm 2005; Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.