Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

03/07/2021
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1267
Views

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền không còn xa lạ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên để bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2019

1. Khái niệm Quyền sở hữu công nghiệp

Theo pháp luật Việt Nam, t Luật sở hữu trí tuệ 2019 có quy định về quyền sở hữu công nghiệp như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc là sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Như vậy quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu các giá trị sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Quyền sở hữu công nghiệp có thể hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập; sử dụng và bảo vệ các thành quả sáng tạo trí tuệ được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp; nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.

2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

-. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh-. Quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu hướng tới việc bảo hộ các quyền tài sản. Việc khai thác giá trị quyền được thực hiện thông qua hành vi sử dụng đối tượng.

-. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu thông qua thủ tục đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ.

– Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ.

3. Nhãn hiệu với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ. Hơn nữa nhãn hiệu còn được xem là biểu tượng của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp.

. Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là phân biệt các sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh này với các cơ sở kinh doanh khác. Từ đó, pháp luật nước ta quy định về nhãn hiệu:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Một khi sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường thì rất dễ bị người khác sử dụng để sản xuất hàng giả hàng nhái. Do đó, việc bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm là rất cần thiết để bảo vệ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình dáng, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.

Như vậy, ta có thể hiểu một cách khái quát về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là các dấu hiệu nhìn thấy được, có dạng chữ, dạng hình hoặc kết hợp cả chữ và hình, được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau”.

4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác định theo văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền sau:

Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu

Sử dụng nhãn hiệu gồm các hành vi sau:

+) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

+) Lưu thông, chào bán. Quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

+) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Nhãn hiệu với chứ năng là phân biệt hàng hóa sản phẩm của các chủ thể sản xuất khác nhau thì việc gắn nhãn hiệu lên bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh là hành vi phổ biến nhất trong ba hành vi nêu trên.

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu

Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ dựa trên việc quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là các trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng khai thác và sử dụng của chủ sở hữu và chứng minh được yếu tố trung thực của việc bảo hộ đó trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền định đoạt nhãn hiệu

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản đặc biệt và là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp có giá trị và khả năng khai thác thương mại rất lớn. quyền định đoạt tài sản này sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể tại phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó bao gồm chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển nhượng, chuyển giao tức là chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức khác sở hữu, sử dụng nhãn hiệu đó.

Chuyển nhượng quyền sỏ hữu và chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi đã được đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

5. Khái quát về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Đối tượng bị xem xét

Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ).

Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác định như sau:

“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

5. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ”.

c) Người thực hiện hành vi

Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tức là, ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng thì bất kỳ người nào (ngoại trừ người được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ đều là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Mời các bạn tham khảo bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân dưới 18 tuổi có được đăng ký nhãn hiệu không?

Theo quy định tại Điều 21 BLDS thì giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Hơn nữa, cá nhân chỉ có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp hoặc sản phẩm do mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Người chưa thành niên không được quyền thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, cá nhân chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó.

Cá nhân người nước ngoài đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Theo quy định của Luật SHTT về cách thức nộp đơn thì đối với người nước ngoài sẽ được chia làm 2 trường hợp:
Một là, Cá nhân nước ngoài có thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất; kinh doanh tại Việt Nam thì có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Hai là, Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì phải thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là những tổ chức hành nghề SHTT đã được Cục SHTT cấp giấy phép hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận