Quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất như thế nào?

08/11/2023
Quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất
180
Views

Theo quy định, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, có một số trường hợp, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch được phép sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế phát hành. Khi xuất hóa đơn, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải xuất theo quy định với đầy đủ nội dung, tuân thủ hình thức cũng như thời điểm xuất hóa đơn. Để quản lý hoạt động sử dụng hóa đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hóa đơn được xuất. Vậy quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về quy trình này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định số1403/QĐ-TCT.

Quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất

Để quản lý trong hoạt động sử dụng hóa đơn, chứng từ, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra hóa đơn. Việc kiểm tra này nhằm mục đích phát hiện ra những sai phạm, thiếu sót để kịp thời xử lý, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật. Dưới đây là những bước thực hiện trong quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất.

Căn cứ theo Quyết định số1403/QĐ-TCT quy định về quy trình kiểm tra hóa đơn bao gồm những bước như sau:

  • Ban hành quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, cá nhân tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn;
  • Thực hiện quyết định kiểm tra hóa đơn;
  • Lập biên bản kiểm tra;
  • Xử lý kết quả kiểm tra.

Yêu cầu đối với công chức kiểm tra hóa đơn là gì?

Khi kiểm tra hóa đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hàng thông báo, quyết định về việc kiểm tra hóa đơn đồng thời phân công cho những công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Nội dung của việc kiểm tra hóa đơn bao gồm kiểm tra đơn, thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,… Dưới đây là một số yêu cầu đối với công chức kiểm tra hóa đơn.

  • Thực hiện kiểm tra các hồ sơ, báo cáo: Đơn đề nghị mua hóa đơn; Đề nghị sử dụng hóa đơn (tự in, đặt in); Thông báo phát hành hóa đơn tự in, đặt in; Báo cáo về việc nhận in, cung cấp phần mềm tự in hóa đơn; Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;

Thông báo kết quả hủy hóa đơn; Báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn (gọi tắt là hồ sơ báo cáo về in, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn) của các tổ chức, cá nhân gửi đến Cơ quan Thuế.

  • Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của các tổ chức, cá nhân gửi đến Cơ quan Thuế về tình hình tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn được giao.
  • Giữ bí mật thông tin được phản ánh trong các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của các tổ chức, cá nhân trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý thuế.
Quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất
Quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất

Nội dung kiểm tra hồ sơ, báo cáo về việc tạo, in phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn bao gồm những gì?

Kiểm tra hóa đơn là một công việc vô cùng cần thiết. Kiểm tra hóa đơn mang đến nhiều lợi ích, trong đó góp phần rất lớn trong công tác quản lý, bảo đảm các cá nhân, tổ chức sử dụng hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. Việc kiểm tra hóa đơn được thực hiện theo kế hoạch được cơ quan thuế đặt ra. Dưới đây là nội dung kiểm tra hồ sơ, báo cáo về việc tạo, in phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.

Nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ như luật đất đai phải tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay, thì khi có thu nhập cần làm hóa đơn phải kiểm tra thông tin, hồ sơ, sử dụng hóa đơn khác nhiều.

Nội dung kiểm tra hồ sơ, báo cáo về việc tạo, in phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tại Cơ quan Thuế theo kế hoạch.

Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hóa đơn (hoặc kế hoạch bổ sung) đã được phê duyệt, bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn tổ chức công tác kiểm tra đối với các trường hợp sau:

Đối với tổ chức được tự in hóa đơn và các tổ chức đặt in hóa đơn:

  • Kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của quý này (hoặc tháng với trường hợp phải báo cáo tháng) với các chỉ tiêu trong hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của quý trước (hoặc tháng trước) như: số lượng hóa đơn tồn kỳ trước chuyển sang; số lượng hóa đơn thông báo phát hành; số hóa đơn đã sử dụng; số hóa đơn hủy, mất, hỏng…
  • Kiểm tra tính liên tục, logic của số lượng hóa đơn xuất dùng được phản ánh trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để phát hiện tình trạng sử dụng cách số hóa đơn, trùng hóa đơn.
  • Đối chiếu các báo cáo của tổ chức đặt in hóa đơn và báo cáo tổ chức nhận in hóa đơn xem có phù hợp không.

Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, báo cáo về hóa đơn và các hồ sơ có liên quan đến hóa đơn tại Cơ quan Thuế xác định được các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để tự in hóa đơn hoặc vi phạm các quy định về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn thì công chức kiểm tra hóa đơn phải lập biên bản vi phạm báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Thuế xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in:

  • Kiểm tra điều kiện tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn.
  • Kiểm tra các chỉ tiêu trên báo cáo về việc nhận in hóa đơn của tổ chức nhận in hóa đơn với các tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn; Báo cáo về việc cung cấp phần mềm tự in hóa đơn của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn.
  • Kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên báo cáo về việc nhận in hóa đơn của quý này với các chỉ tiêu trong báo cáo về việc nhận in hóa đơn của quý trước.
  • Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, báo cáo về hóa đơn với các thông tin, tài liệu thu thập từ hồ sơ khai thuế của Người nộp thuế.
  • Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, báo cáo về hóa đơn với các thông tin, tài liệu thu thập từ các nguồn khác.

Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để in hóa đơn, tổ chức không đủ điều kiện cung ứng phần mềm tự in hóa đơn hoặc vi phạm các quy định về in ấn hóa đơn thì công chức kiểm tra hóa đơn phải lập biên bản vi phạm báo cáo lãnh đạo bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức, cá nhân mua hóa đơn tại Cơ quan Thuế.

  • Kiểm tra tính hợp lý của các thông tin ghi trong đơn đề nghị mua hóa đơn.
  • Kiểm tra sổ mua hóa đơn được Cơ quan Thuế cấp.
  • Kiểm tra đối chiếu họ tên, số chứng minh thư nhân dân của người trực tiếp đến mua hóa đơn với họ tên, số chứng minh thư ghi trong đơn hoặc trong giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.
  • Kiểm tra, đối chiếu số lượng hóa đơn đăng ký mua lần trước đã sử dụng để đảm bảo số lượng hóa đơn bán tối đa không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của lần mua trước đó.
  • Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn được sử dụng, số lượng đã sử dụng kỳ trước.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ làm hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy trình kiểm tra hóa đơn mới nhất Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Công chức có phải nhận xét hồ sơ, báo cáo về hóa đơn không?

Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ, báo cáo về hóa đơn, công chức kiểm tra hóa đơn phải nhận xét hồ sơ, báo cáo về hóa đơn (theo mẫu số 04/KTHĐ kèm theo).

Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ, báo cáo về hóa đơn như thế nào?

Đối với các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu trên hồ sơ; không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ, báo cáo về hóa đơn được lưu lại cùng với hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của tổ chức, cá nhân đó.
Đối với các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn phát hiện thấy có sai sót chưa đúng, không chính xác công chức kiểm tra hóa đơn lập danh sách báo cáo lãnh đạo bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ban hành thông báo yêu cầu Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (Mẫu 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/1/2013 của Bộ Tài chính). Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan thuế có văn bản yêu cầu tổ chức, hộ, cá nhân báo cáo giải trình.
Thời hạn tổ chức, cá nhân phải giải trình, bổ sung thông tin tài liệu được ghi trong thông báo không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký thông báo.
Xử lý giải trình, bổ sung hồ sơ:
– Trường hợp tổ chức, cá nhân đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu đảm bảo đầy đủ, đúng quy định thì tài liệu bổ sung hoặc biên bản làm việc (nếu làm việc trực tiếp) được lưu lại cùng với hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của tổ chức, cá nhân đó.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu không đầy đủ, không đúng quy định hoặc hết thời hạn quy định mà không giải trình thì công chức kiểm tra hóa đơn báo cáo lãnh đạo bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra quyết định kiểm tra tại trụ sở của tổ chức, cá nhân về tình hình tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp đến Cơ quan Thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của Cơ quan Thuế, công chức kiểm tra hóa đơn phải lập biên bản làm việc (Mẫu 02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/1/2013 của Bộ Tài chính).

Thủ tục hành chính khi công chức kiểm tra hóa đơn như thế nào?

Thủ tục hành chính khi công chức kiểm tra hóa đơn trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, bổ sung hồ sơ như sau:
– Tờ trình lãnh đạo Cơ quan Thuế;
– Dự thảo thông báo;
– Bản nhận xét kết quả kiểm tra sơ bộ;
– Hồ sơ, báo cáo về hóa đơn và các tài liệu có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.