Hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng?

09/11/2023
Hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng?
170
Views

Theo quy định pháp luật, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn từng lần và đúng thời điểm theo quy định pháp luật. Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không được tùy tiện xuất hóa đơn. Hiện nay, có nhiều cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thắc mắc về việc hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng không? Để được giải đáp thắc mắc thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Quy định về triển khai hóa đơn điện tử như thế nào?

Cá nhân, tổ chức phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thay vì sử dụng hóa đơn giấy kể từ ngày 01/7/2022. Những cá nhân, tổ chức nào chuyển sang hóa đơn điện tử không đúng thời hạn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành rà soát, đối chiếu dữ liệu để phát hiện vi phạm.

Cụ thể, nội dung triển khai hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Hệ thống phân tích dữ liệu hóa đơn điện tử;
  • Phân tích, đối chiếu dữ liệu HĐĐT, chuyển các Cục Thuế có liên quan sử dụng phục vụ công tác quản lý thuế trên địa bàn;

Tiếp tục phối hợp với Cục CNTT, Cục Thuế các tỉnh, thành phố để rà soát kỹ, phân tích, đối chiếu dữ liệu hóa đơn và tờ khai để phát hiện rủi ro gian lận hóa đơn;

  • Trình Tổng cục phê duyệt phương án triển khai áp dụng hệ số K phục vụ giám sát việc sử dụng hóa đơn điện tử của NNT;
  • Thiết lập hệ thống CNTT đáp ứng phương án triển khai áp dụng hệ số K phục vụ giám sát việc sử dụng hóa đơn điện tử của NNT đã được Tổng cục phê duyệt.

Đối với nội dung nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền:

  • Khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng tình hình triển khai thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; phân tích, đánh giá bất cập, tồn tại, khó khăn để tham mưu Tổng cục chỉ đạo kịp thời;
  • Chỉ đạo Cục Thuế tổng hợp kết quả triển khai HĐ ĐT khởi tạo từ MTT;

Đánh giá tác động tăng thu NSNN so với trước khi triển khai; phân tích thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Đề xuất các giải pháp triển khai trong thời gian tới, đặc biệt là 4 địa phương lựa chọn làm điểm.

  • Báo cáo Tổng cục phương án triển khai, áp dụng Hóa đơn điện tử khởi tạo từ trụ bơm xăng, dầu tại các cây xăng thuộc các đại lý của Tập đoàn Xăng dầu.

Hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng?

Hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng hay không là câu hỏi được nhiều cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quan tâm. Theo đó, hợp đồng hiện nay theo quy định có nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán, hợp đồng cung cấp dịch vụ,… Việc xuất hóa đơn phải tùy thuộc vào loại hợp đồng giao kết.

Những loại hợp đồng dịch vụ như dịch vụ đất đai làm hợp đồng về đơn xin hợp thửa đất, khi xuất hóa đơn kiểu hợp đồng này phải đáp ứng theo quy định pháp luật.

Để có thể nắm được cách viết hóa đơn theo hợp đồng đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp, trước tiên bạn nên hiểu bản chất hóa đơn hợp đồng là gì.

Thực tế, hóa đơn hợp đồng chính là một tên gọi khác của hóa đơn đỏ hay hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn hợp đồng được lập nên nhằm mục đích ghi nhận lại các thông tin về việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, không giống với những loại hóa đơn khác, hóa đơn hợp đồng (hay còn gọi là hóa đơn GTGT) chỉ áp dụng với các đơn vị kinh doanh, tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động như: Hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan; hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài,…

Các loại hóa đơn theo hợp đồng đang được sử dụng là:

  • Hóa đơn điện tử
  • Hóa đơn giấy
Hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng?
Hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng?

Thời điểm xuất hóa đơn trong một số trường hợp cụ thể

Ngoài việc quy định cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thì pháp luật còn quy định thời điểm xuất hóa đơn đối với từng trường hợp. Dưới đây là quy định về thời điểm xuất hóa đơn của các trường hợp cụ thể.

Bên cạnh quy định chung về thời điểm xuất hóa đơn khá đơn giản như trên thì trong nhiều trường hợp thời điểm xuất hóa đơn có sự khác nhau và khá phức tạp.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước.

Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.

Trường hợp áp dụng: Cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như:

  • Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không.
  • Hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại mục 8), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại mục 2) được bán theo kỳ nhất định.

(2) Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.

Quy định này áp dụng đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

(3) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(4) Tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng thì thời điểm lập hóa đơn được quy định cụ thể theo từng trường hợp khác nhau như sau:

  • Chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
  • Đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(5) Tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử thì thời điểm lập hóa đơn được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dich vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.

(6) Hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô: Thời điểm lập hóa đơn bán dầu thô, condensate, các sản phẩm được chế biến từ dầu thô (bao gồm cả hoạt động bao tiêu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ) là thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với hoạt động bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí đến người mua, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao hàng tháng nhưng chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng.

Trường hợp thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ có quy định khác về thời điểm lập hóa đơn thì thực hiện theo quy định tại thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ.

(7) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính,… thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày.

Trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

(8) Đối với hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định căn cứ thời điểm về đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt.

Chậm nhất của thời điểm lập hóa đơn là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế.

Riêng hoạt động bán điện của các công ty phát điện có cam kết bảo lãnh của Chính phủ về thời điểm thanh toán thì thời điểm lập hóa đơn điện tử căn cứ theo bảo lãnh của Chính phủ, hướng dẫn và phê duyệt của Bộ Công Thương và các hợp đồng mua bán điện đã được ký kết giữa bên mua điện và bên bán điện.

(9) Thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán.

Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

(10) Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.

(11) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị.

Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu.

Nếu khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng.

(12) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật thì thời điểm lập hóa đơn như sau:

  • Tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi các thông tin của chuyến đi cho khách hàng và gửi về cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.

Các thông tin gồm tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (tính theo km) và tổng số tiền hành khách phải trả.

  • Trường hợp khách hàng lấy hóa đơn điện tử thì khách hàng cập nhật hoặc gửi các thông tin đầy đủ (tên, địa chỉ, mã số thuế) vào phần mềm hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ.

Căn cứ thông tin khách hàng gửi hoặc cập nhật, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi hóa đơn của chuyến đi cho khách hàng, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.

(13) Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin:

  • Nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày.
  • Nếu khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

(14) Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ngày lập hóa đơn điện tử là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí.

Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có một hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí.

Nội dung hóa đơn liệt kê chi tiết từng lượt xe lưu thông qua các trạm thu phí, bao gồm thời gian xe qua trạm, giá phí sử dụng đường bộ của từng lượt xe.

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Hóa đơn điện tử có được xuất theo hợp đồng? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo đơn xin hợp thửa đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì?

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là loại hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Khái niệm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được quy định rõ tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
”. 

Đối tượng sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế bao gồm những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, đối tượng sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế gồm:
(1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu,…
Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực xăng dầu, điện lực, bưu chính viễn thông, nước sạch, bảo hiểm, y tế, tài chính tín dụng, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt,… nếu có rủi ro cao về thuế và được cơ quan thuế yêu cầu sử dụng thì phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã.
(2) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(3) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp.
Như vậy, có thể thấy hầu hết doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đều sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được quy định như thế nào?

Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với 02 trường hợp như sau:
(1) Người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu có nhu cầu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã thì thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng hóa đơn điện tử có mã.
(2) Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 (doanh nghiệp kinh doanh lĩnh xăng dầu, điện lực, bảo hiểm,…) nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế và được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã.
Trong thời gian mười 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo, người nộp thuế phải thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) và thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế.
Sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, nếu người nộp thuế có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì người nộp thuế thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế căn cứ theo quy định để xem xét, quyết định về việc chuyển đổi này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.