Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất

01/03/2022
Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất
3410
Views

Bổ nhiệm cán bộ là hoạt động gì? Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ

Bổ nhiệm cán bộ là hoạt động được diễn ra theo định kỳ khá thường xuyên của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, việc bổ nhiệm này được thực hiện bởi Ban lãnh đạo cấp cao nhất đề cử, quyết định bổ nhiệm một cá nhân đảm nhiệm chức vụ mới.

Theo quy định của pháp luật, cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thời hạn bổ nhiệm cán bộ là 05 năm, tuy nhiên các cơ quan nhà nước, tổ chức có thể điều chỉnh thời gian bổ nhiệm sao cho phù hợp với chức vụ, điều kiện làm việc và tính chất công việc.

Cá nhân đáp ứng một số điều kiện để có thể được bổ nhiệm cán bộ, cụ thể như sau:

  • Cá nhân được bổ nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn chung của cán bộ và tiêu chuẩn riêng của từng chức danh theo quy định của Đảng và cơ quan Nhà nước đề ra;
  • Cá nhân được bổ nhiệm có đầy đủ giấy tờ, tài liệu của hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản nhà, đất theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, minh bạch;

Cụ thể điều kiện bổ nhiệm ông chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là:

  • Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.
  • Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
  • Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập.
  • Đáp ứng điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm:

+ Được đề nghị bổ nhiệm lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm: Phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

+ Được bổ nhiệm vào chức vụ mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm của chức vụ đó là dưới 05 năm: Tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;

+ Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ: Không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên.

  • Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
  • Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ cấp xã

Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất
Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất

Quy trình bổ nhiệm cán bộ yêu cầu bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Đối với các ngành, tổ chức khác nhau sẽ yêu cầu các giấy tờ quy định cụ thể theo quy định của ngành đó. Tuy nhiên, hồ sơ bổ nhiệm cán bộ đầy đủ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:

Sơ yếu lí lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ (không quá 06 tháng tính đến ngày trình);

  • Giấy khai sinh (bản sao);
  • Giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe có thể đảm nhận và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và có giá trị trong 06 tháng);
  • Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
  • Các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị,…do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận;
  • Các nhận xét, đánh giá theo quy định

– Kết luận về tiêu chuẩn chính trị và kết quả thẩm định về tiêu chuẩn, hồ sơ cá nhân được bổ nhiệm;

– Một số các giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

Quy trình bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Hội nghị ban thường vụ (lần 1)
Bước 2: Hội nghị ban chấp hành (lần 1)
Bước 3: Hội nghị ban thường vụ (lần 2)
Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt
Bước 5: Hội nghị ban chấp hành (lần 2)

Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ cấp huyện

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm bao gồm:

  • Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm cán bộ và danh sách trích ngang cán bộ.
  • Bản tổng hợp kết quả lấy ý kiến các hội nghị (theo các bước) tại Điều 23 của Quy định này (có biên bản kèm theo).
  • Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (theo mẫu 2C/TCTW-98) do cá nhân tự khai, có ý kiến xác nhận của lãnh đạo cơ quan, đơn vị; đối với cán bộ bổ nhiệm lần đầu phải khai cả lý lịch 2a (trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm đề nghị).
  • Các bản sao (có công chứng không quá 06 tháng tính đến thời điểm đề nghị) văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…
  • Bản kê khai thu nhập, tài sản cá nhân tính đến thời điểm đề nghị bổ nhiệm (mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ).
  • Giấy xác nhận sức khoẻ của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên (trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm đề nghị).
  • Kết luận của ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc ban thường vụ cấp ủy (đối với các cấp ủy trực thuộc tỉnh) về nhận xét, đánh giá cán bộ trong thời gian 03 năm (36 tháng) gần nhất tính đến thời điểm đề nghị.
  • Nhận xét, đánh giá cán bộ của cấp ủy nơi cư trú và nơi công tác.
  • Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị cán bộ (lịch sử chính trị và chính trị hiện nay).

* Hồ sơ nhân sự gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, lập thành 03 bộ. Đối với các cơ quan (Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an, Quân sự) lập thành 04 bộ.

Quy trình bổ nhiệm cán bộ cấp huyện cũng tiến hành theo 5 bước sau:

  • Bước 1: Hội nghị ban thường vụ (lần 1)
  • Bước 2: Hội nghị ban chấp hành (lần 1)
  • Bước 3: Hội nghị ban thường vụ (lần 2)
  • Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt
  • Bước 5: Hội nghị ban chấp hành (lần 2)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh, tại mẫu giấy xác nhận độc thân…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thực hiện Hội nghị ban chấp hành (lần 2) về việc bổ nhiệm cán bộ?

 Trình tự thực hiện:
+ Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị
+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
+ Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy chi bộ, Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy và đảng ủy về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
+ Ban chấp hành xem xét, thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.

Thành phần tham gia Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1)

Người đứng đầu và tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị (nơi không có ban cán sự đảng, đảng đoàn).

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.