Quy định xây nhà mặt đường như thế nào?

02/12/2022
Quy định xây nhà mặt đường như thế nào?
761
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Đoàn Thông, vừa rồi tôi mới cưới vợ được bố cho luôn mảnh đất ngay mặt đường. Tôi dự định trong khoảng thời gian ngắn tới sẽ tiến hành xây nhà trên mảnh đất đó luôn. Tuy nhiên tôi có chút băn khoăn liên quan tới việc xây nhà ở mặt đường sẽ cần lưu ý những gì. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề quy định xây nhà mặt đường như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Quy định xây nhà mặt đường như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Nhà ở là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 giải thích như sau:

“Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”

Bên cạnh đó, khái niệm “nhà ở” quy định tại Luật Nhà ở bao gồm:

 – Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

– Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

– Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

– Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

– Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

– Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Nhà ở có vai trò gì?

– Nhà ở là công trình được xây dựng để con người ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên như bão lụt, mưa gió và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

– Nhà ở còn mang lại cho mọi người cảm giác thân thuộc, mọi người cùng tụ họp, sum vầy. Nhà cũng là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

– Nhà ở còn ảnh hưởng đến thay đổi tâm trạng, tâm lý đến người sinh sống trong căn nhà. Khi mà con người là động vật có thói quen, trạng thái nhà của một người được biết về tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc, và toàn bộ sức khỏe tinh thần. Một số người có thể nhớ nhà khi họ rời khỏi nhà sau một khoảng thời gian nào đó.

Thực tế ngày nay, nhiều người sống trong nhà, xem nhà là của cải (bất động sản). Vì nhà là nơi sống làm việc, sinh hoạt của gia đình, nên nhà có ý nghĩa rất cao cả về tinh thần lẫn vật chất.

Quy định xây nhà mặt đường như thế nào?

Quy định về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở được quy định trong Điều 5 Thông tư số 05/2015/TT-BXD như sau:

+ Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế, tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận

+ Đối với nhà ở dưới 7 tầng và 7 tầng trở lên, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này, phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng.

Bên cạnh đó, theo Luật Xây dựng năm 2014, có 4 quy định mà bất cứ gia chủ nào cũng cần phải biết, như sau:

+ Phải xin giấy phép xây dựng: Tất cả các công trình nhà ở, dự án cần phải xin giấy phép xây dựng trừ các trường hợp như xây nhà thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 07 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; Xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa. 

+ Nếu xây sai phép, không phép, gia chủ sẽ bị phạt ít nhất 10 triệu đồng. Đồng thời, có khả năng bị buộc tháo dỡ hoặc đình chỉ xây dựng để điều chỉnh hoặc cấp phép lại.

+ Xây nhà hoặc xây dựng các công trình khác không che chắn hoặc che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng sẽ bị phạt 1 triệu đồng.

+ Xây nhà làm nứt tường hàng xóm phải bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế. Nếu không thỏa thuận được việc bồi thường, chủ nhà có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 – 20 triệu đồng.

Ở bất kỳ khu vực nào của một quốc gia, hội đồng địa phương sẽ giải quyết các vấn đề quy hoạch – điều này đôi khi sẽ là hội đồng “quận” hoặc ở các khu vực đô thị, sẽ là các hội đồng thành phố.

Quy định xây nhà mặt đường như thế nào?
Quy định xây nhà mặt đường như thế nào?

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như thế nào?

Tại Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014 quy định như sau:

– Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng;

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng.

– Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện trên và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định xây nhà mặt đường như thế nào?”, Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan như tư vấn pháp lý về vấn đề bố mẹ tách sổ đỏ cho con như thế nào … Nếu quy khách hàng còn phân vân, cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… hãy liên hệ cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những công trình nhà ở nào được miễn giấy phép xây dựng?

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020 thì nhà ở riêng lẻ thuộc các trường hợp sau đây không cần xin giấy phép xây dựng:
– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.
(Không bao gồm nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa).

Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không?

Tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất nông nghiệp không có mục đích để ở, chỉ được sử dụng vào các mục đích:
– Trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Trồng cây lâu năm;
– Rừng sản xuất;
– Rừng phòng hộ;
– Rừng đặc dụng;
– Nuôi trồng thủy sản;
– Làm muối;
– Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Do đó, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp.

Xây nhà trước khi có giấy phép xây dưng bị phạt không?


Theo khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), chỉ được khởi công xây dựng nhà ở khi có giấy phép xây dựng (nếu nhà ở đó thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng).
Do đó, nếu xây nhà khi chưa có giấy phép (kể cả trường hợp đang xin cấp giấy phép nhưng chưa có) thì vẫn thuộc trường hợp bị cấm và bị xem là xây dựng không có giấy phép.
Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt từ 60 – 80 triệu đồng nếu xây nhà ở riêng lẻ; bị phạt từ 80 -100 triệu đồng nếu nhà ở này được xây trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc công trình khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.