Quy định về vận tải đường thủy nội địa năm 2022

07/07/2022
489
Views

Xin chào Luật sư. Tôi vốn sinh sống ở vùng sông nước, bây giờ có ít vốn muốn mở một công ty chuyên vận tải bằng đường thủy. Nhưng do không hiểu biết lắm nên tôi khá bối rối về các điều luật? Thế nên tôi lên đây bày tỏ thắc mắc với Luật sư. Quy định về vận tải đường thủy nội địa năm 2022 như thế nào? Muốn kinh doanh phải làm sao? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường thủy nội địa

Nghị định 128/2018/NĐ-CP

Đường thủy nội địa là gì?

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP:

Điều 4. Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:

1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;

3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2018/NĐ-CP:

Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam

Làm thế nào để thành lập doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa?

Quy định về vận tải đường thủy nội địa năm 2022
Quy định về vận tải đường thủy nội địa năm 2022

Để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, chủ kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ, hoặc vốn đầu tư đối doanh nghiệp tư nhân; các thông tin về cổ phần nếu là công ty cổ phần; thông tin đăng ký thuế; số lượng lao động; thông tin liên quan đến chủ doanh nghiệp hoặc thành viên của doanh nghiệp (Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn).
  • Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ).
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi đăng ký thành lập công ty thành công, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.

Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa

Căn cứ khoản 5 Điều 77 Luật giao thông đường thủy nội địa:

5.76 Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa được quy định như sau:

a) Chủ phương tiện kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba;

b) Chủ phương tiện quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này khi kinh doanh vận tải hàng hóa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba;

c) Điều kiện, mức phí bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu do Chính phủ quy định.

6. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường thủy nội địa ngoài việc thực hiện các quy định về vận tải của Luật này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định về vận tải đường thủy nội địa năm 2022“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hư hỏng hàng hóa khi vận tải đường thủy nội bộ được miễn bồi thường khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 94 Luật Giao thông đường thủy nội địa:
1. Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây:
a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;
b) Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng;
d) Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hóa.

Khi sự cố xảy ra, khách hàng chứng minh như thế nào để nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi đi vận tải bằng đường thủy nội địa?

Điều 85. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách
1. Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bảo hiểm cho hành khách khi có sự cố rủi ro; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm.

Làm thế nào khi muốn vận tải hàng hóa nguy hiểm bằng đường thủy nội địa?

Căn cứ Điều 95 Luật Giao thông đường thủy nội địa:
1. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng. Người vận tải phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại, phòng chống cháy, nổ; phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu.
2. Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.