Khu dân cư là nơi tập trung đông người bao gồm một nhóm người đang sinh sống với nhau trên cùng một khu vực nhất định. Số lượng người dân sinh sống dày đặc hay thưa thớt sẽ phụ thuộc vào khí hậu, diện tích đất, địa hình nơi khu vực dân cư mà họ đang sinh sống. Vì là nơi tập chung nhiều người nên để đảm bảo tránh ô nhiễm tiếng ồn, khi các công trường thi công, các hoạt động khai thác, xây dựng hoạt động trong và gần những khu vực này sẽ cần phải đáp ứng các quy chuẩn của pháp luật về tiếng ồn. Vậy những quy chuẩn này được pháp luật đặt ra mức giới hạn như thế nào? Quy định về tiếng ồn trong khu dân cư hiện nay gồm những nội dung nào?
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 124/2021/TT-BCA
- Thông tư 39/2010/TT-BTNMT
- QCVN 26:2010/BTNMT
- Nghị định 45/2022/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Khu dân cư là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 124/2021/TT-BCA, khu dân cư được định nghĩa như sau:
“Khu dân cư là nơi người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, là tên gọi chung của thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố, khu phố và đơn vị dân cư tương đương”.
Mỗi khu dân cư đều mang những đặc điểm riêng biệt phụ thuộc vào diện tích, tập quán, phong tục, thói quen sinh sống hằng ngày. Bên cạnh đó, các khu dân cư cũng có những đặc điểm chung giống nhau, cụ thể như sau:
- Khu dân cư là một đơn vị hành chính xã hội
- Là một cộng đồng tồn tại lâu đời hoặc đang trong quá trình quy hoạch, hình thành từ chính sách phát triển của chính quyền.
- Số lượng người sinh sống trong khu dân cư thường sẽ không có giới hạn cụ thể. Có khu dân cư chỉ khoảng chục hộ gia đình, nhưng có khu dân cư có thể có tới vài trăm hộ gia đình.
- Những hộ gia đình sinh sống trong khu dân cư thường sống đan xen giữa những ngôi nhà với nhau, không tách biệt nhau và tạo thành thôn, xóm, bản hay khu phố.
- Khu dân cư chịu sự quản lý của chính quyền địa phương; đường lối, chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước; tuân thủ đúng các quy định trong hệ thống pháp luật của Nhà nước
Quy định về tiếng ồn trong khu dân cư
– Theo QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn đối với khu vực dân cư trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA và khoảng thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ là 55dBA.
+ Đối với các nguồn gây ra rung, chấn động do hoạt động xây dựng không được vượt quá giá trị theo quy chuẩn này tại khu dân cư như sau:
- Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng theo khoảng thời gian trong ngày từ 6 giờ – 21 giờ là 75dB và từ 21 giờ – 6 giờ là ở mức nền
- Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ theo khoảng thời gian trong ngày từ 6 giờ – 21 giờ là 70dB và từ 21 giờ – 6 giờ là 60 dB
– Theo khoản 12 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì thì người điều khiển phương tiện không được phép: “Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này”.
– Tại khoản 4 Điều 6 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định các công trường thi công xây dựng không được phép: “Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí” tại khu vực dân cư.
Như vậy, thì tùy từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, quy định về tiếng ồn trong khu dân cư sẽ là khác nhau. Các chủ thể có liên quan khi hoạt động các công việc có gây ra tiếng ồn trong khu dân cư thì cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự cho người dân sinh sống tại những khu vực này.
Vi phạm tiếng ồn trong khu dân cư bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn sẽ buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật.
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, các hành vi vi phạm về tiếng ồn có thể bị phạt tiền như sau:
“Điều 22. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này”.
Như vậy, theo quy định này thì mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi gây ra tiếng ồn vượt quá quy định có thể lên tới 160 000 000 đồng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về tiếng ồn trong khu dân cư”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Không có dữ liệu dân cư phải làm sao?
- Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022
- Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bằng tiếng nước ngoài có cần dịch sang tiếng Việt không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, đối với trường hợp này có thể bị phạt tiền như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
….”
Theo quy định của của pháp Luật về bảo vệ môi trường thì không được phép gây tiếng động lớn, làm ồn ào tại khu dân cư trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Theo đó, thì ngoài khoảng thời gian này khi tổ chức đám cưới có thể mở nhạc lớn được. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào quy định riêng của mỗi khu vực dân cư sinh sống với nhau.