Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao?

15/12/2022
Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao?
279
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Trần Công, tôi hiện đang làm nhân viên cho một công ty in ấn. Do đặc thù công việc nên tôi thường phải làm vào ca đêm, điều này về lâu dài thật sự quá sức với tôi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lẫn tinh thần. Từ đây tôi băn khoăn thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm theo quy định pháp luật như nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp vấn đề “Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Thời gian nghỉ giữa giờ được tính lương là gì?

Thời gian nghỉ giữa giờ được tính lương là khoảng thời gian người lao động được nghỉ giữa các ca làm việc hoặc giữa khoảng thời gian làm việc liên tục mà vẫn được tính vào thời gian làm việc có hưởng lương. 

Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 có ghi nhận như sau:

Điều 95. Trả lương

3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Điều 106. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.’

Để tồn tại, con người phải lao động. Tuy nhiên, lao động như thế nào và trong khoảng thời gian bao lâu để bảo đảm được sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân lại là yêu cầu của quá trình lao động. Về sinh học, lao động với nội dung và hình thức nào thì cũng là sự tiêu hao trí não, thần kinh, cơ bắp, cơ quan cảm giác… do vậy phải có giới hạn.

Nói cách khác, lao động đến mức nhất định nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lí xuất hiện làm giảm năng suất, hiệu quả lao động thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn và yêu cầu được nghỉ ngơi là nhu cầu sinh lí tự nhiên. Từ đó đòi hỏi phải có sự bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơi hợp lí đảm bảo nhu cầu tự nhiên của con người và hiệu quả lao động.

Theo đó, người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật lao động năm 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Theo quy định của pháp luật về lao động hiện hành thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Thời giờ làm việc của người chưa thành niên là thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao?
Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao?

Quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như thế nào?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 có ghi nhận tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.”

Theo Điều 56, Điều 57 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm:

– Người lao động được trả lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều 97 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động; Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

– Tiền lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều này được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

– Người lao động làm việc vào ban đêm theo Khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo Khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Lao động thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

– Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

– Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này được tính tương ứng với hình thức trả lương quy định tại Điều 22 Nghị định này.

Như vậy, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc vào ban đêm ra sao?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: giải thể công ty hợp danh như thế nào,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sưx X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt như thế nào nếu vi phạm về thời giờ nghỉ ngơi?

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;“
Như vậy, trường hợp công ty bạn không đảm bảo việc NLĐ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút được tính vào thời giờ làm việc thì công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 

Người lao động được nghỉ hằng tuần mấy ngày?

Mỗi tuần người lao động sẽ được nghỉ ít nhất là 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt như chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được tính bình quân 01 tháng phải nghỉ ít nhất 04 ngày quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019
Do đó, pháp luật không quy định người người sử dụng lao động phải cho người lao động nghỉ mấy ngày trong một tuần mà chỉ quy định số ngày nghỉ tối đa trong vòng một tháng của người lao động cho nên người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau về việc 1 tháng được nghỉ những ngày nào.

Người lao động có được nghỉ bù nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết không?

Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Lễ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch
)
Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.