Quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào?

15/12/2022
Quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào?
407
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Đỗ Đạt, tôi hiện đang làm kế toán cho một công ty bất động sản. Do đặc thù công việc luôn phải túc trực 24/7 nên công ty bắt đi làm cả ngày Chủ nhật cuối tuần. Công ty vẫn trả lương cho tôi bình thường nhưng tôi thấy như vậy không công bằng, bởi giờ đây tôi không còn bất cứ thời gian rảnh nào trong tuần nữa. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp vấn đề “Quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Có bắt buộc sắp xếp nghỉ hằng tuần chủ nhật không?

Sau mỗi tuần làm việc, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ hằng tuần để nghỉ ngơi. Theo quy định về nghỉ hằng tuần tại Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động vẫn phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.

Do đó, tùy từng doanh nghiệp và đặc thù công việc mà người lao động thường được nghỉ từ 01 – 02 ngày/tuần, tương đương khoảng 04 – 08 ngày/tháng.

Việc bố trí ngày nghỉ hằng tuần được nêu rõ tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền quyết định lịch nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày nào đó khác trong tuần. Nội dung này bắt buộc phải ghi nhận trong nội quy lao động.

Theo đó, không bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 7, Chủ nhật mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể bố trí các ngày khác trong tuần để cho người lao động nghỉ theo quy định.

Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thường chọn thực hiện theo chế độ nghỉ Chủ nhật hoặc nghỉ cả thứ 7 và Chủ nhật.

Quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào?

Theo quy định hiện hành, người lao động đi làm vào ngày nghỉ hằng tuần sẽ được tính theo lương làm thêm giờ. Do đó, nếu lịch nghỉ hằng tuần vào thứ Bảy, Chủ nhật mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được hưởng lương như sau:

Thứ bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần:

– Tiền lương làm việc ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

– Tiền lương làm việc ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Căn cứ: Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.

Ngày thứ 7, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần trùng ngày nghỉ lễ, Tết:

Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Do đó, nếu đi làm vào ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật mà trùng nghỉ lễ, người lao động sẽ được trả theo lương làm thêm vào ngày lễ.

Như vậy, trường hợp này, người lao động được hưởng lương như sau:

– Tiền lương làm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường)

– Tiền lương làm việc ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường)

Căn cứ: Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.

Quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào?
Quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào?

Đi công tác vào ngày nghỉ chủ nhật, công chức được tính làm thêm giờ không?

Tại khoản 2 Điều 12 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cũng giống các đối tượng người lao động khác, công chức đều được hưởng tiền làm thêm giờ (nếu làm thêm), tiền làm đêm (nếu làm đêm) và công tác phí cùng chế độ khác (nếu đi công tác…).

Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC, công chức khi đi công tác sẽ được thanh toán tiền công tác phí gồm chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác.

Về việc công chức đi thanh toán trùng với ngày nghỉ hoặc phải làm thêm giờ thì theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định như sau:

– Ngoài chế độ phụ cấp lưu trú, công chức vì yêu cầu công việc phải làm thêm giờ sẽ được thanh toán tiền lương làm đêm, làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

– Không thanh toán cho công chức đi công tác kết hợp giải quyết việc riêng trong ngày nghỉ.

– Không thanh toán tiền lương làm thêm giờ, làm đêm cho thời gian đi tàu, thuyền, máy bay, ô tô và phương tiện khác.

– Thủ tục xác nhận làm thêm giờ, các trường hợp được thanh toán tiền làm thêm giờ sẽ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể khẳng định, nếu đi công tác vào ngày nghỉ thì ngoài chế độ công tác phí, công chức sẽ được thanh toán tiền làm thêm giờ, làm ban đêm cho những thời gian làm thêm mà không bao gồm trường hợp kết hợp giải quyết việc riêng và khi đi trên các phương tiện giao thông.

Nghỉ phép năm có tính ngày nghỉ hàng tuần không?

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, pháp luật lao động yêu cầu mỗi tuần người lao động phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục (nghỉ trọn 01 ngày).

Tùy thuộc vào tính chất công việc mà người sử dụng lao động có thể quy định ngày nghỉ hàng tuần vào Chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần.

Trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất kinh doanh không thể nghỉ hàng tuần thì phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ bình quân ít nhất 04 ngày/tháng.

Trên thực tế, ngoại trừ các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù thì hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều bố trí cho người lao động nghỉ hàng tuần vào Chủ nhật. Với những doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ tốt, người lao động còn được nghỉ hàng tuần cả thứ 7 và Chủ nhật.

Với những quy định nêu trên có thể thấy, nghỉ phép năm và nghỉ hàng tuần là 02 chế độ hoàn toàn khác nhau. Do đó, thời gian nghỉ phép năm chỉ tính vào ngày làm việc mà không tính thứ 7, Chủ nhật hay bất cứ ngày nghỉ hàng tuần khác.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định làm việc ngày chủ nhật chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng 

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định làm việc ngày chủ nhật được trả lương như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về dò mã số thuế cá nhân như thế nào,… hay mong được trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Không trả lương có phải quyết toán thuế?

Nếu trong kỳ tính thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập không trả tiền lương, tiền công cho bất kỳ người lao động nào thì không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp có trả tiền lương, tiền công thì phải quyết toán thuế, không phân biệt có phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Nội dung này được quy định rõ tại tiết d.1 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
“d.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân….”.

Nghỉ điều trị tai nạn lao động có được trả lương không?

Đối với vấn đề tiền lương được trả cho người lao động nghỉ làm để điều trị, phục hồi sức khỏe do tai nạn lao động, khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã nêu rõ:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
Theo quy định này, người lao động bị tai nạn lao động sẽ được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi sức khỏe.

Không trả lương đúng hạn, doanh nghiệp bị xử lý thế nào?

Nếu không trả lương đúng hạn theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
– Từ 05 – 10 triệu đồng: Chậm lương của 01 – 10 người lao động;
– Từ 10 – 20 triệu đồng: Chậm lương của 11 – 50 người lao động;
– Từ 20 – 30 triệu đồng: Chậm lương của 51 – 100 người lao động;
– Từ 30 – 40 triệu đồng: Chậm lương của 101 – 300 người lao động;
– Từ 40 – 50 triệu đồng: Chậm lương của 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.
Mức lãi suất sẽ được tính theo lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vi phạm.
Mức phạt này được áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi mức nêu trên (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.