Quy định về quay phim chụp ảnh khi tiếp công dân mới năm 2022

22/09/2022
Quy định về quay phim chụp ảnh khi tiếp công dân mới năm 2022
770
Views

Thời gian vừa qua, những quy định mới về việc tiếp công dân gây nhiều tranh cãi, xôn xao trong dư luận là: Đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân làm việc “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Điều này khiến nhiều người hoang mang và các cơ quan công quyền địa phương thắc mắc liệu quy định trên là có đúng và phù hợp hay không. Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây của Luật sư 247 để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quy định chung về tiếp công dân

Tiếp công dân là gì?

Khái niệm Tiếp công dân được giải thích rõ ràng, cụ thể tại Điều 2 Luật Tiếp công dân năm 2013 như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.”

Nguyên tắc tiếp công dân bao gồm những điều nào?

Điều 3 Luật Tiếp công năm 2013 quy định các nguyên tắc khi cán bộ Cơ quan công quyền phải tuân thủ các nguyên tác khi tiếp công dân như dưới đây:

Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân

1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.”

Tổ chức nào có trách nhiệm tiếp công dân?

Điểm chung đối với các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân là các Cơ quan công quyền, các Đại biểu Quốc hội; Những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền được giao quyền hạn, nhiệm vụ có chức năng tiếp công dân. Bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nêu tại Điều 4 Luật tiếp công dân năm 2013 như sau:

Điều 4. Trách nhiệm tiếp công dân

1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:

a) Chính phủ;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;

c) Ủy ban nhân dân các cấp;

d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

đ) Các cơ quan của Quốc hội;

e) Hội đồng nhân dân các cấp;

g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.”

Các hành vi của công dân bị nghiêm cấm

Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.

3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.

5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.

7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.

8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.

Quy định về quay phim chụp ảnh khi tiếp công dân mới năm 2022
Quy định về quay phim chụp ảnh khi tiếp công dân mới năm 2022

Quy định về quay phim, chụp ảnh khi tiếp công dân

Có thể thấy, quy định về việc cấm quay phim, chụp ảnh khi tiếp công dân là không bị liệt vào điều luật cấm. Tuy nhiên, Quyết định 12/QĐ-UBND về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân T.P Hà Nội lại có nội dung “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Nhìn chung, quy định này là chưa phù hợp, không nằm trong luật điều chỉnh. Bởi cán bộ tiếp công dân là đang thực thi công vụ, chứ không phải tư cách cá nhân và không thuộc phạm vi bí mật đời tư được bảo vệ theo pháp luật dân sự. Quan hệ giữa cán bộ tiếp công dân với công dân đi khiếu nại, tố cáo phản ánh kiến nghị là quan hệ hành chính nhà nước, không phải quan hệ dân sự thông thường.

Luật không quy định cấm quay phim, chụp ảnh nhưng cấm việc sử dụng hình ảnh bất hợp pháp. Nếu công dân cố ý ghi âm ghi hình nhằm đưa thông tin phiến diện, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng vào đó kích động quần chúng,… thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 16 Luật An ninh mạng 2018:

Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;

c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:

a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;

b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:

a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.”

Hoặc có thể bị xử lý hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017. Như vậy, cơ chế để xử lý hành vi sử dụng hình ảnh, bản ghi âm không đúng đã được pháp luật quy định bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về quay phim chụp ảnh khi tiếp công dân mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục … Quý khách vui lòng liên hệ Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có biện pháp nào khác để bảo đảm công bằng, minh bạch trong quá trình tiếp công dân không?

Hiện nay, mặc dù người dân muốn quay phim, ghi âm lại quá trình tiếp công dân phải có sự đồng ý của Cán bộ Nhà nước. Tuy nhiên, hiên nay tất cả các phòng tiếp công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của trung ương trên địa bàn đều đã trang bị camera ghi âm và ghi hình. Do đó, người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ buổi tiếp công dân mà mình tham gia thì Hà Nội đảm bảo sẽ trích xuất đầy đủ. Việc này sẽ được làm thủ tục bàn giao và có biên bản cẩn thận. Và điều này cũng sẽ sớm được thực hiện ở các cấp địa phương khác.

Trách nhiệm và thái độ chuẩn mực của cán bộ tiếp công dân phải như thế nào?

1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào được từ chối tiếp công dân?

Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.