Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không quy định mới năm 2022

22/09/2022
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không quy định mới năm 2022
401
Views

Xin chào Luật sư 247 hiện tôi có ký kết một hợp đồng thuê khoán công việc với công ty A trong thời hạn 1 tháng. Nội dung hợp đồng là công ty yêu cầu tôi thực hiện việc lắp đặt hệ thống thang máy tại tòa nhà Y. Xin hỏi khi ký hợp đồng trên thì tôi có được công ty đóng bảo hiểm xã hội hay không? Cảm ơn Luật sư.

Chào bạn, để trả lời cho thắc mắc trên của bạn, sau đây mời bạn đón đọc bài viết “Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không quy định mới năm 2022?” để đi tìm lời giải đáp nhé.

Căn cứ pháp lý:

Hợp đồng khoán việc là hợp đồng gì?

Hiện nay, chiếu theo các văn bản quy phạm pháp luật lao động hiện hành (bao gồm Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan) vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”. Tuy nhiên, những nội dung này lại được đề cập đến tại một số văn bản chuyên ngành như Nghị định số 37/2015/NĐ-CP (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ), bao gồm các nội dung về “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”. Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dẫn chiếu dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu như sau:

Hợp đồng khoán việc là văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa bên khoán việc và bên nhận khoán việc. Nội dung công việc giao khoán phải tuân thủ theo yêu cầu của 2 bên quy ước. Bên nhận khoán việc có nghĩa vụ bàn giao sau khi hoàn thành công việc. Còn bên giao khoán công việc sẽ tiến hành nghiệm thu kết quả. Sau đó, thanh toán thù lao theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng giao kết.

Hợp đồng khoán việc được giao kết với các công việc mang tính chất thời vụ, không thường xuyên. Nó chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nội dung công việc có thể định lượng theo một khối.

Căn cứ vào tính chất công việc và phạm vi được giao khoán thì có thể phân hợp đồng khoán việc thành 2 loại đó là hợp đồng khoán việc toàn phần và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể như sau:

  • Hợp đồng khoán việc toàn bộ được hiểu là trường hợp bên giao khoán (bên khoán việc) giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để thực hiện việc hoàn thành công việc. Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc giao khoán mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.
  • Hợp đồng khoán việc từng phần được hiểu là trường hợp bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán việc phải tự lo các công cụ, vật trang để hoàn thành công việc. Tuy nhiên khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 giải thích về thẻ Bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

Những loại hợp đồng lao động nào được đóng BHXH?

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

Bao gồm các nhóm như sau:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạnhợp đồng lao động xác định thời hạnhợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không quy định mới năm 2022
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không quy định mới năm 2022

Căn cứ vào những đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chúng ta có thể thấy không có quy định về hợp đồng khoán việc. Do đó, hợp đồng khoán việc không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2019 và không phải là hợp đồng lao động. Đồng thời như đã trình bày ở trên, hợp đồng khoán việc chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Vì vậy, khi tham gia hợp đồng này cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia  bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Vì vậy, các bên khi ký kết hợp đồng khoán việc không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu như muốn tham gia bảo hiểm xã hội, người khoán việc và người nhận khoán việc chỉ có thể tham gia dưới hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, nhiều trường hợp hợp đồng khoán việc có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, giám sát, điều hành của một bên thì sẽ được xác định là hợp đồng lao động:

Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Trong trường hợp này, các bên khi ký kết hợp đồng khoán việc vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không quy định mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mẫu đăng ký lại khai sinh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục … Quý khách vui lòng liên hệ Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tra cứu BHXH trực tuyến như thế nào?

Trong trường hợp người lao động không có sẵn sổ bảo hiểm xã hội hay thẻ BHYT thì có thể tiến hành tra cứu trực tuyến theo các bước như sau:
Bước 1: Truy cập trang web bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Nhập thông tin của người cần tra cứu mã BHXH.
Các thông tin cần phải nhập: Tỉnh/TP, Họ và tên và ít nhất 1 trong 2 thông tin về Ngày sinh hoặc Số CMND/CCCD.
Lưu ý:
Mục Tỉnh/TP phải nhập địa chỉ thường trú của người cần tra cứu.
Mục Họ và tên có thể viết có dấu hoặc không dấu, tùy thuộc vào người tra cứu.
Bước 3: Xác nhận “capcha” và bấm vào nút tra cứu.

Làm việc hai nơi thì đóng BHXH, BHYT thế nào?

Nếu cả hai nơi đều ký hợp đồng lao động dài hạn: Người lao động phải đóng BHXH ở nơi ký hợp đồng lao động dài hạn đầu tiên và đóng BHYT ở nơi hưởng mức lương cao hơn.

Người lao động trong thời gian thử việc có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định tại điều 2 và điều 29 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
Năm 2016, 2017 người lao động trong thời gian thử việc dưới 3 tháng không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
Từ ngày 1/1/2016, những người có hợp đồng từ đủ 1 tháng đều thuộc đối diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.