Quy định về phụ cấp công vụ ai được hưởng?

26/09/2022
Quy định về phụ cấp công vụ ai được hưởng?
306
Views

Xin chào Luật sư! Tôi có quyết định tuyển dụng công chức vào ngạch chuyên viên từ tháng 9 năm 2018. Hiện tôi đang thực hiện chế độ tập sự. Vậy tôi muốn hỏi tôi có được hưởng 25% phụ cấp công vụ không? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề “Quy định về phụ cấp công vụ ai được hưởng?” thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Phụ cấp công vụ là gì?

Trong quá trình làm cán bộ, công chức ngoài mức lương đang được hưởng thì còn được hưởng một khoản tiền phụ cấp, mức phụ cấp này được pháp luật quy định theo mức cụ thể dựa trên mức lương mà cá nhân đó được hưởng, tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào cũng thuộc diện được hưởng phụ cấp công vụ, mà tùy theo trường hợp thuộc diện do pháp luật quy định riêng. Nhà nước quy định phụ cấp công vụ dùng để chi trả cho các đối tượng được lấy từ ngân sách của Nhà nước cùng với nguồn tài chính hợp pháp của các cơ quan, đơn vị. Như vậy ngoài mức lương thì người được hưởng còn hưởng thêm mức phụ cấp công vụ, điều này có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm trong chế độ dành cho cán bộ, công chức làm trong cơ quan nhà nước và các tổ chức nhà nước.

Điều kiện để được hưởng phụ cấp công vụ

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP thì muốn được nhận phụ cấp công vụ thì các đối tượng được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo các quy định tại sau đây:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:
    a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;
    b) Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước;
    c) Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;
    d) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
    đ) Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.”

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp công vụ?

Theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ có hiệu lực từ ngày 01/06/2012 về các đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ bao gồm các đối tượng cụ thể sau:

  • Cán bộ công tác trong cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
  • Công chức làm việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 và theo các Nghị định của pháp luật có liên quan của Chính phủ quy định về những người là công chức, trong đó trừ những công chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Các cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Nghị định của Chính phủ khác có có liên quan, ngoài ra còn bao gồm cả những người thực hiện hoạt động, nhiệm vụ không chuyên trách trong phạm vi cấp xã;
  • Ngoài những người làm việc, hoạt động theo chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập thì những người làm việc theo hợp đồng lao động hợp pháp trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong Đảng, tổ chức chính trị-xã hội áp dụng quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 thực hiện chế độ hợp đồng trong cơ quan nhà nước đều thuộc diện được hưởng phụ cấp công vụ theo luật định;
  • Đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc có hưởng lương theo quy định của pháp luật;
  • Người thực hiện hoạt động công tác cơ yếu trong các tổ chức cơ yếu theo luật định;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ và công dân, người lao động làm, phục vụ cho Quân đội nhân dân Việt Nam, viên chức quốc phòng, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

Cách tính mức hưởng phụ cấp công vụ

Tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP, mức hưởng phụ cấp công vụ được quy định là 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc phụ cấp quân hàm, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Trong đó:
Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Hệ số lương sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng công chức khác nhau. Mỗi đối tượng công chức sẽ được áp dụng một hệ số lương riêng, khác nhau. Ví dụ, công chức loại A0 có hệ số lương dao động từ 2.1 – 4,89; công chức nhóm 1, A3.1 có hệ số lương dao động từ 6.2 – 8.0; …
Mức lương cơ sở đang áp dụng ở thời điểm hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Là phụ cấp áp dụng cho các chức danh lãnh đạo mà do được bổ nhiệm hoặc bầu cử trong cơ quan Nhà nước… Phụ cấp lãnh đạo được ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản bổ sung, sửa đổi.
Phụ cấp thâm niên vượt khung: Theo khoản 1 Điều 3 của Thông tư 04/2005/TT-BNV, thì phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Sau đó, kể từ năm thứ tư trở đi thì mỗi năm đủ tiêu chuẩn sẽ được hưởng thêm 1% nữa.
Phụ cấp quân hàm: Điều 3 Thông tư 79/2019/TT-BQP quy định phụ cấp quân hàm = hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng x Lương cơ sở.
Như vậy, mức phụ cấp công vụ chiếm tỉ lệ khá nhiều so với mức lương cơ sở. Cụ thể, tỷ lệ này lên đến 25%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, từ ngày 01/7/2022 thì thời điểm cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ cấp công vụ sẽ bị bãi bỏ. Theo lý giải của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì phụ cấp công vụ đã được đưa vào trong mức lương cơ bản, vì vậy nên sẽ bị bãi bỏ phụ cấp công vụ trong danh sách các loại phụ cấp của công chức.
Ngoài ra, Trên tinh thần của Nghị quyết này, một số loại phụ cấp khác cũng bị bãi bỏ như phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do sẽ được thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp thâm niên nghề trừ quân đội, công an, cơ yếu; phụ cấp nguy hiểm, độc hại do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề;…

Quy định về phụ cấp công vụ ai được hưởng?
Quy định về phụ cấp công vụ ai được hưởng?

Thời gian chi trả phụ cấp công vụ

  • PCCV được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  • Thời gian không được tính hưởng phụ cấp, bao gồm:
    a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
    b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
    c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
    d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
  • Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng PCCV từ tháng tiếp theo.
  • Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng PCCV quy định tại Nghị định này.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về phụ cấp công vụ ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tờ khai đăng ký lại khai sinh, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục … Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Công chức tập sự có được hưởng nguyên lương không?

Người tập sự sẽ được hưởng 100% mức lương nếu làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm hay hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu  chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

Đang tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ?

-Căn cứ Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ bao gồm công chức theo Luật cán bộ, công chức. Cụ thể công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh …
– Căn cứ Điều 23 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự như sau:
+ Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửi cơ quan sử dụng công chức.
+ Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
căn cứ quy định trên thì chỉ công chức được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì mới được hưởng phụ cấp công vụ. Trong khi đó, công chức tập sự chưa được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ. Do đó, công chức tập sự sẽ không được hưởng phụ cấp công vụ.

Công chức nghỉ thai sản có hưởng phụ cấp công vụ không?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng chế độ phụ cấp công vụ:
Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
-Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.
Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.”
Đối chiếu quy định trên, thời gian nghỉ thai sản không được hưởng phụ cấp công vụ vì thời gian nghỉ thai sản thuộc trường hợp thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội chi trả

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.