Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

26/09/2022
Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?
307
Views

Hộ kinh doanh là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Cùng với các loại hình kinh doanh khác, sự phát triển của hộ kinh doanh đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do một cá nhân hoặc nhiều người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười người lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không? Đây là vấn đề mà nhiều người cùng thắc mắc.

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề “Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?” thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định

Đặc điểm của hộ kinh doanh.

Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Theo quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp, có 3 đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh đó là:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện vừa nêu;
  • Hộ gia đìn

Vậy, đối tượng thành lập của hộ kinh doanh là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy của Bộ Luật Dân sự 2015 ngoại trừ các trường hợp được đề cập tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Cần lưu ý thêm là cá nhân, thành viên hộ gia đình đáp ứng điều kiện thành lập hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

Quy định tại Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh:

  • Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?
Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Nghĩa vụ của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh nào có hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô ổn định cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 89 ngoại trừ các hộ gia đình sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp,làm muối hoặc những người bán hàng rong, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp,… thì không cần đăng ký hộ kinh doanh dựa theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Các chủ hộ kinh doanh phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế,nghĩa vụ tài chính và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác được quy định tại Khoản 2,khoản 3 Điều 80 và khoản 1,4,5 Điều 81 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?

Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh có tên gọi riêng, có địa điểm kinh doanh, có ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên hộ kinh doanh vẫn không được xem là doanh nghiệp bởi những lý do sau:

  • Đầu tiên, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, bởi lẽ: Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập vì không có dấu tròn, không cần vốn pháp định, theo chế độ thuế khoán, không viết hóa đơn GTGT, không làm báo cáo tài chính cho sở thuế cũng như không ký kết các hợp đồng kinh tế. Trong khi đó doanh nghiệp thì được pháp luật quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về số vốn, chế độ thuế và dấu tròn doanh nghiệp và được ký kết các hợp đồng kinh tế.
  • Thứ hai, hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý. Các thành viên là cá nhân tham gia hộ kinh doanh đó mới là chủ thể pháp lý. Hộ kinh doanh chỉ là cách gọi chung cho những nhóm cá nhân kinh doanh với trách nhiệm vô hạn (“chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”).
  • Thứ ba, Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Hộ kinh doanh được hiểu là cá nhân kinh doanh và thu nhập tính thuế và thu nhập cá nhân của người đứng tên hộ kinh doanh đó.
    Với những điểm nổi bật trên thì có thể thấy rằng hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp. Tuy chỉ là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh cá thể là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, đem lại thu nhập không nhỏ cho người lao động

Những lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh

Có một vài hạn chế mà người đăng ký thành lập hộ kinh doanh cần chú ý:

  • Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Cá nhân, nhóm người hoặc tất cả thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ.
  • Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh. Vì vậy khi đã có hộ kinh doanh, cá nhân và nhóm cá nhân không thể lập cửa hàng, địa điểm kinh doanh thứ hai là hộ kinh doanh nữa.
  • Hạn chế về việc xuất hoá đơn cho khách hàng.
  • Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân nên sẽ không có con dấu, không được hưởng những quyền lợi và không phải thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ thám tử theo dõi, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục … Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có thể tạm dừng kinh doanh vô thời hạn không?

Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định về giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh nhưng phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã đăng ký ít nhất 03 ngày truớc khi tạm ngừng kinh doanh.

Trách nhiệm của các thành viên hộ kinh doanh

Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Về trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, khi chủ hộ kinh doanh đạt những yêu cầu về đối tượng thành lập theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.