Xin chào Luật sư, tôi có một người bạn đi làm người giúp việc trong gia đình. Bạn ấy thường xuyên rủ tôi đi làm công việc này vì lương cao và cũng không vất vả lắm. Nhưng tôi chưa hiểu rõ về công việc này nên không tham gia. Gần đây bạn có nhắn tin cho tôi; bạn nói với tôi chủ nhà của bạn thường xuyên có hành vi trêu ghẹo bạn. Bạn tôi đang có dự định nghỉ việc nhưng không biết có phải bồi thường hợp đồng không? Vì thế tôi muốn hỏi luật sư quy định về người lao động là người giúp việc trong gia đình? Liệu rằng bạn tôi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần bồi thường không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hiện nay, khi kinh tế ngày càng phát triển nhiều gia đình có nhu cầu thuê giúp việc gia đình đã trở nên phổ biến. Chính vì thế mà giúp việc gia đình đã trở thành một nghề thu hút nhiều lao động. Vậy quy định về người lao động là người giúp việc gia đình ra sao? Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:
Thế nào là người giúp việc gia đình?
Căn cứ theo Điều 161 Bộ luật lao động năm 2019, lao động là người giúp việc gia đình được hiểu như sau:
Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em; chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn; và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Tính đặc thù của lao động là người giúp việc gia đình được thể hiện như sau:
Thứ nhất, công việc của người giúp việc gia đình là các công việc trong gia đình; bao gồm công việc nội trợ, quan sát, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già; lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình.
Thứ hai, lao động giúp việc gia đình làm việc trong môi trường khép kín, đến đơn lẻ. Phạm vi làm việc của người sử dụng lao động giúp việc gia đình là trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Thời gian để thực hiện công việc không cố định, thường kéo dài; và diễn ra gần như toàn thời gian ở trong nhà, người giúp việc ít có cơ hội giao lưu; tiếp xúc với bên ngoài.
Vì vậy, người giúp việc dễ bị bóc lột, lạm dụng sức lao động; ngược đãi, quấy rối tình dục từ các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, người giúp việc gia đình còn có nguy cơ bị người sử dụng lao động vi phạm các thỏa thuận về công việc tiền lương, thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chưa kể họ có thể bị kiểm soát hành vi; lời nói, tự do đi lại và giao tiếp làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình?
Điều 162 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào; nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương; kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019; thì hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công; tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 21 của bộ luật.
Mặc dù vậy, xuất phát từ đặc thù của lao động giúp việc gia đình và để tạo sự linh hoạt trong thực hiện quy định của luật, Điều 162 của Bộ luật lao động không quy định hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình phải có đầy đủ các nội dung như hợp đồng lao động với người lao động khác mà chỉ bắt buộc có các nội dung thỏa thuận của hai bên về thời hạn hợp đồng lao động; hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở; đồng thời cho phép mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?
Căn cứ theo Điều 163 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
“1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú; trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn”.
Người lao động giúp việc gia đình nhìn chung là đối tượng yếu thế, phát hiện; vì làm việc trong môi trường khép kín, đơn lẻ và chủ yếu là lao động nữ có trình độ học vấn thấp; họ thường không có tiếng nói đủ tầm ảnh hưởng về khía cạnh pháp lý. Vì vậy, họ dễ có nguy cơ bị đối xử bất công, bị lạm dụng sức lao động, quấy rối tình dục; và dễ chịu thiệt thòi về quyền lợi trong mối quan hệ lao động. Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động là người giúp việc gia đình; pháp luật quy định người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ như trên.
Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình?
Bên cạnh nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động có những nghĩa vụ sau đây:
+ Bồi thường trách nhiệm vật chất theo thỏa thuận; hoặc theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động;
+ Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn; đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng; tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân;
+ Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động ngược đãi; quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Như vậy, trong mối quan hệ lao động với người sử dụng lao động; người lao động giúp việc gia đình cũng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Ngoài ra, người giúp việc gia đình có các nghĩa vụ khác mà pháp luật dữ liệu để bảo đảm quyền lợi của gia đình và cả quyền lợi của bản thân người giúp việc.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động?
Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 165. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động”.
Như vậy, môi trường làm giúp việc gia đình có thể làm tăng các nguy cơ xảy ra như bị cô lập, bị phụ thuộc và lạm dụng sức lao động. Chính vì vậy, để bảo vệ người lao động là giúp việc gia đình, pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động. Trong đó có nhóm hành vi xâm hại tới thể xác, tinh thần của người lao động (ngược đãi, quấyrối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực); hành vi lạm dụng sức lao động của người lao động giúp việc gia đình (giao việc cho người giúp việc không theo hợp đồng lao động) và hành vi sử dụng lợi thế của người chủ để khống chế người lao động gip việc gia đình (giữ giấy tờ tùy thân của người lao động).
Mời bạn xem thêm
- 03 khoản tiền người lao động được nhận dịp Tết 2022
- Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
- Chi phí cần trả để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Quy định về người lao động là người giúp việc trong gia đình?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu chị gái ông thực hiện công việc giúp việc theo giờ là công việc không thường xuyên trong một gia đình thì được coi là tự làm và thực hiện hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các quy định tại Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
Trường hợp bạn giúp việc cho một gia đình thì vẫn phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân và đúng với quy định pháp luật.