Quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự thế nào?

07/12/2022
Quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự mới
322
Views

Người làm chứng có vai trò rất quan trọng trong việc xác lập sự thật khách quan trong vụ án dân sự nên pháp luật không hạn chế độ tuổi tham gia phiên tòa của người làm chứng, trừ trường hợp người đó mất năng lực hành vi. Toà án có thể triệu tập những người biết sự việc có liên quan đến nội dung vụ án với tư cách người làm chứng trong phiên toà. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Người làm chứng trong tố tụng dân sự?

Theo Điều 77 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 77. Người làm chứng

Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.”

Như vậy, người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc.

Quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự mới

Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng

1. Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.

2. Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.

3. Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.

4. Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.

5. Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.

6. Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.

7. Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.

8. Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

Quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự mới
Quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự mới

9. Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.”

Đồng thời, sự có mặt của người làm chứng còn được quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

“Điều 229. Sự có mặt của người làm chứng

1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.

2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.

Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.

3. Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.”

Sự có mặt của người làm chứng trong tố tụng dân sự

Sự có mặt của người làm chứng được quy định tại Điều 204 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau:

Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Toà án hoặc gửi lời khai cho Toà án thì chủ toạ phiên toà công bố lời khai đó.

Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử; trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên toà theo quyết định của Hội đồng xét xử.

Chi phí cho người làm chứng gồm những gì và do ai chi trả?

Chi phí cho người làm chứng là chi phí hợp lý và thực tế, gồm:
Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng;
Chi phí đi lại (nếu có);
Chi phí lưu trú (nếu có);
Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định pháp luật.
Về nguyên tắc, đương sự phải chịu các chi phí làm chứng:
Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị.
Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự mới” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ đơn phương ly hôn với người nước ngoài … Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Chưa đủ 18 tuổi có được làm người làm chứng trong vụ án dân sự hay không?

Căn cứ Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về người làm chứng như sau:
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

Người làm chứng có được vắng mặt tại phiên tòa không?

Người làm chứng có nghĩa vụ phải có mặt tại phiên toà.
Tuy nhiên, người làm chứng vẫn có thể vắng mặt nếu như trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án.
Trong trường hợp, nếu sự vắng mặt của người làm chứng không có lý do chính đáng và gây cản trở đến việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người đó chưa thành niên.

Bảo vệ người làm chứng như thế nào?

Người làm chứng có quyền yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để người làm chứng không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật phải chấm dứt hành vi đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.