Quy định về mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước

01/02/2023
Quy định về mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước
415
Views

Xin chào Luật sư 247, theo tôi được biết thì tài sản công là tài sản thuộc về toàn dân do nhà nước làm đại diện sở hữu và quản lí và tàn sản trong doanh nghiệp nhà nước cũng có thể được bán như một tài sản công. Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ các quy định về mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước như thế nào? Thủ tục mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước ra sao? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP
  • Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Từ ngày 01/01/2021 (Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực thi hành) khái niệm này sẽ thay đổi, cụ thể:

“Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”

Như vậy, từ ngày 01/01/2021, các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp nhà nước:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Tài sản của doanh nghiệp có thể bán dưới hình thức tài sản công hay không?

Tài sản công tại DN được quy định tại Điều 97 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

  1. Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  2. Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, được hướng dẫn tại Điều 87 Nghị định 151/2017/NĐ-CP gồm:
  • Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
  • Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng).
  • Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm và được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.
  • Tài nguyên.

Theo đó, những tài sản công thuộc nhóm tài sản nêu trên mới thuộc nhóm tài sản công tại doanh nghiệp và có thể bán dưới hình thức tài sản công.

Như vậy, tài sản công và phân loại tài sản công được quy định cụ thể trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản khác liên quan. Việc bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá được giới hạn đối tượng mua, trong đó có người trực tiếp giám định tài sản công được bán. Bên cạnh đó, tài sản của doanh nghiệp chỉ được bán dưới hình thức tài sản công nếu thuộc nhóm tài sản công tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 97 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.

Quy định về mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước

Phương thức mua sắm tài sản nhà nước

Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Theo quy định của Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

  • Mua sắm tập trung;
  • Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm.

Thứ nhất: Mua sắm tập trung

Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng đối với các loại tài sản có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được trang bị đồng bộ, hiện đại. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung, thuộc phạm vi quản lý.

Thứ hai: Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm

Đơn vị được giao thực hiện việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Được Nhà nước giao kinh phí để mua sắm tài sản cho các cơ quan nhà nước theo phạm vi nhiệm vụ được giao.
  • Thực hiện việc mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước;
  • Bàn giao tài sản cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo chế độ quy định, sau khi hoàn thành việc mua sắm.

Việc mua sắm sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau của từng đơn vị mua sắm. Theo đó bạn có thể dựa vào những phương thức thực hiện trên và căn cứ hoạt động đơn vị để thực hiện.

Mua sắm sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp Nhà nước thì áp dụng hình thức đấu thầu nào?

Quy định về mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước
Quy định về mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ các Điều 20, Điều 22 và Điều 23 Luật đấu thầu 2013 quy định về các hình thức đấu thầu như sau:

“Điều 20. Đấu thầu rộng rãi

  1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
  2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.
    Điều 22. Chỉ định thầu
  3. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

    e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
    Điều 23. Chào hàng cạnh tranh
  4. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
    b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
    c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.”
    Theo quy định trên nếu doanh nghiệp anh muốn dùng số tiền từ việc thanh lý tài sản để mua một chiếc xe ô tô mới theo hình thức đấu thầu thì có thể áp dụng hình thức chào hành cạnh tranh.

Giá trị của gói thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh như sau:

Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh

  1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
  2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.”
    Như vậy, doanh nghiệp của anh nên thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa theo chào hàng cạnh tranh thông thường. Giá trị gói thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường là từ 05 tỷ trở xuống sẽ thích hợp cho việc mua xe ô tô mới của doanh nghiệp.

Quy trình thực hiện chào hàng cạnh tranh thông thường thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước năm 2023

Bước 1. Tiếp nhận văn bản

Tất cả văn bản của các cơ quan và các đơn vị có liên quan đến việc thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung phải được chuyển sang cho cán bộ văn thư làm các thủ tục theo quy trình về xử lý công văn đến và Sau khi tiếp nhận văn bản về mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung do Giám đốc phân công hoặc Trưởng phòng phân công cán bộ thực hiện

Bước 2. Giải quyết công việc

1.Tổng hợp nhu cầu mua sắm

Tất cả tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp tỉnh do các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đề nghị mua sắm theo phương thức tập trung nộp đúng thời hạn quy định đều phải được tổng hợp vào Bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

  1. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Trên cơ sở Bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung thực hiện phân chia nhu cầu mua sắm tài sản của các cơ quan và nhu cầu của đơn vị đơn vị thành các gói thầu và lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

  1. Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung

Trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung và dựa trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt và các chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu ký kết thỏa thuận khung mua sắm tập trung theo quy định

Sau khi ký kết thỏa thuận khung, cán bộ giao phụ trách trực tiếp công tác tổng hợp mua sắm tập trung có trách nhiệm thực hiện công tác công khai và thông báo theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Thực hiện Thỏa thuận khung mua sắm tập trung

  • Đơn vị sử dụng tài sản ký kết hợp đồng mua sắm tài sản và các Nhà thầu bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng tài sản, Hai bên Thực hiện nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản, Đơn vị sử dụng tài sản thực hiện thanh toán tiền mua sắm tài sản cho nhà thầu và Nhà thầu thực hiện bảo hành, bảo trì tài sản

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thành lập công ty Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước?

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại CQNN thuộc phạm vi quản lý.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại CQNN thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dự toán mua sắm sau:
Có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp;
Có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.

Hồ sơ mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công?

Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:
Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;
Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản chính;
Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao
Đối với các hồ sơ được yêu cầu phải thực hiện như trên thì các cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản cần thực hiện đầy đủ các hồ sơ về số lượng, nội dung, hình thức của các loại hồ sơ đó theo quy định của pháp luật vì, khi cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản thì các hồ sơ đó xem nhu là căn cứ để xác định hay kiểm tra chi tiết về việc sử dụng nhu cầu mua sắm tài sản của các cơ quan nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước tự ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu?

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng áp dụng bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên.
Theo đó, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định nêu trên.
Trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.