Theo quy định của pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể về “hợp đồng kinh tế” nhưng có thể hiểu hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Cụ thể hơn về những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề hợp đồng kinh tế và quy định về hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành sau đây mời bạn đọc cùng Luật sư 247 theo dõi bài viết “quy định về ký hợp đồng kinh tế” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
Hợp đồng kinh tế là gì ? Căn cứ pháp lý để ký kết hợp đồng là gì ?
Do Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 89 đã hết hiệu lực, tùy thuộc vào chủ thể ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các yếu tố khác cấu thành hợp đồng mà các doanh nghiệp ký kết hợp đồng căn cứ vào Luật Thương Mại năm 2005 hay Bộ Luật Dân sự năm 2015 hay luật chuyên ngành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế. Trước đây, các vấn đề xung quanh loại Hợp đồng này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.Theo Pháp lệnh, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản…
Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Để hiểu rõ hơn các quy định về hợp đồng kinh tế, bạn cần hiểu rõ về đặc điểm của loại hợp đồng này. Hiện nay, hợp đồng kinh tế đang có 4 đặc điểm quan trọng:
- Mục đích của hợp đồng: gắn với hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nổi bật là các hoạt động như hoạt động mua bán/ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc các hợp đồng trao đổi hàng hóa. Hầu hết các hợp đồng kinh tế đều hướng tới mục đích tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia giao kết hợp đồng.
- Đặc điểm về chủ thể: trong hợp đồng kinh tế, phải có một bên là pháp nhân. Chủ thể còn lại có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với các lĩnh vực, hoạt động ngành nghề mà các bên chủ thể đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nội dung của hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật, điều cấm của xã hội.
- Hình thức: theo quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Quy định về ký hợp đồng kinh tế
Hiện nay, pháp luật không có văn bản pháp luật quy định cụ thể về loại hợp đồng này. Tuy nhiên, hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại. Vì thế, hợp đồng kinh tế cũng phải đáp ứng các điều kiện, quy định dành cho 2 loại hợp đồng này.
- Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng kinh tế : Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên cần áp dụng dựa trên 2 văn bản pháp luật cơ bản, đó là: bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Hai văn bản này đang có hiệu lực pháp luật, được thay thế cho các văn bản trước đây như pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, bộ luật dân sự 2005 hay luật thương mại 1997.
- Đại diện ký kết hợp đồng: Theo quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng này bắt buộc phải có một bên chủ thể là pháp nhân. Do đó, khi hợp đồng kinh tế, việc ký kết sẽ được thực hiện bởi người đại diện. Theo quy định hiện hành, người địa diện được chia thành 2 loại: đại diện đương nhiên theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện đương nhiên theo pháp luật. Đối với công ty TNHH 1 thành viên, người đại diện theo pháp luật là tổng giám đốc. Đối với công ty hợp danh thì người đại diện sẽ là các thành viên hợp danh.
- Người đại diện đương nhiên theo pháp luật có quyền đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp người đại diện không ký thì có thể ủy quyền cho một cá nhân khác. Người được ủy quyền sẽ chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và phải có giấy ủy quyền.
- Nội dung của hợp đồng kinh tế: Khi tìm hiểu các quy định về hợp đồng kinh tế, chắc chắn không thể bỏ qua các quy định về nội dung của hợp đồng. Theo quy định, nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận, dựa trên những quy định của pháp luật. Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Những điều khoản này có thể làm phát sinh/thay đổi/ chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Trong đó, cũng như hợp đồng thông thường, nội dung của hợp đồng kinh tế thường bao gồm các 3 loại điều khoản sau:
- Điều khoản chủ yếu :Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Nếu thiếu các điều khoản này, hợp đồng có thể được coi là vô hiệu. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ các bên chủ thể, họ tên, mã số thuế (nếu có)
- Đối tượng của hợp đồng (số lượng, quy chuẩn hàng hóa…)
- Phương thức thanh toán, giá
- Cách thức thực hiện, thời hạn để thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
- Điều khoản thường lệ: Đây là điều khoản thường có trong hợp đồng, các bên có thể đưa vào hoặc không. Nếu các bên không thỏa thuận gì khác trong hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã mặc nhiên công nhận. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các quy định của pháp luật tương ứng sẽ được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như các điều khoản về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán…
- Điều khoản tùy nghi: Đây là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này thường được thỏa thuận khi pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh. Chẳng hạn như điều khoản về giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề quy định về ký hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục ly hôn thuận tình. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn đọc thêm
- Mẫu hợp đồng kinh tế thông dụng, chính xác năm 2023
- Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế khác nhau ra sao?
- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo quy định mới
Câu hỏi thường gặp
Trong đời sống kinh tế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các lĩnh vực cần thiết lập hợp đồng kinh tế. Đây là loại hợp đồng có đối tượng cực kỳ đa dạng. Với mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể, chúng ta lại có thể thấy được các đặc điểm riêng.
Một số loại kinh tế thường gặp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể kể tới như:
Hợp đồng mua bán hàng hóa
– Hợp đồng cung ứng dịch vụ
– Hợp đồng cung ứng nguyên liệu
– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh
– Hợp đồng đầu tư, chuyển giao công nghiệp
– Hợp đồng kinh tế xây dựng
– Một số hợp đồng thương mại đặc thù khác như thi công công trình, nhận thầu xây dựng, giám sát thi công…
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng:
– Phải sử dụng đúng tên loại hợp đồng ký kết.
– Hợp đồng kinh tế đúng quy cách, đúng chuẩn mẫu quy định của pháp luật phải có đầy đủ các nội dung trong hợp đồng như tên hợp đồng, thông tin bên bán, bên mua, điều khoản hợp đồng, chữ ký các bên.
– Khi soạn thảo hợp đồng từ ngữ phải đúng chính tả, trình bày rõ ràng.
Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa 2 chủ thể là pháp nhân hoặc ít nhất một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn quy định những người làm công tác khoa học ký thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kình tế khi họ ký kết hợp đồng với pháp nhân.