Quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp thế nào?

09/06/2023
Quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp năm 2023
220
Views

Việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn đem lại lợi ích cho phía bên người sử dụng lao động. Qua việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe để kịp thời chữa trị cũng như để đảm bảo việc an toàn sản xuất, lao động. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của người lao động để sắp xếp vị trí làm việc phù hợp. Vậy quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp năm 2023 ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp năm 2023

Trong quá trình tuyển dụng việc làm thì người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người ứng tuyển có đủ đáp ứng được tiêu chuẩn để tham gia làm việc làm một tiêu chí đánh giá để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

Sau khi được tuyển dụng và đi làm trong doanh nghiệp, theo Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động thì người lao động có quyền được chăm sóc sức khỏe. Cụ thể quyền được khám sức khỏe định kỳ của người lao động như sau:

+ Mỗi năm ít nhất một lần, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho tất cả lao động.

Đối với những đối tượng lao động đặc biệt như những người lao động  làm nghề, công việc  nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

+ Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

+ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

+ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

+ Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp năm 2023

Như vậy, theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì người lao động bình thường ít nhất mỗi năm một lần và những người lao động đặc biệt ít nhất 06 tháng một lần phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe định kỳ là quyền của người lao động và luật đã định thì tham gia khám sức khỏe là nghĩa vụ của người lao động.

Chi phí khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh cho người lao động do ai chi trả?

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh hoặc bệnh đang ở giai đoạn sớm chưa biểu hiện ra ngoài. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và tránh các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy mức chi phí khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh cho người lao động do ai chi trả là thắc mắc của nhiều người.

Căn cứ tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì chi phí khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có bị xử phạt không?

Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động quy định các nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp. Vậy khi doanh nghiệp/tổ chức không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có bị xử phạt không?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;

b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Vậy đối với việc người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động sẽ bị các mức phạt khác nhau.

Đối với hành vi người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc thì mức phạm sẽ từ 05 triệu đến 10 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng số tiền phạt không quá 75 triệu đồng.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là những đối tượng nào?

Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định các đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:
(1) – Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp
(2) – Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(3) – Người lao động không thuộc trường hợp (1) và (2) nay chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu thì được công nhận kết quả?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT, các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp được thực hiện việc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ Công văn 1794/MT-LĐ, Cục Quản lý môi trường y tế đã công bố danh sách 65 cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Đây chính là các cơ sở y tế có thẩm quyền khám phát hiện cũng như điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Bệnh nghề nghiệp là những bệnh như thế nào?

Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hoá chất độc gây nên tại nơi làm việc thì coi như tai nạn lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.