Quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?

08/09/2022
Quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?“
409
Views

Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, đúng pháp luật. Ở Việt Nam, hệ thống tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Cơ sở của việc phân định thẩm quyền giữa các cấp tòa án là đường lối, chính sách của Đảng về hoạt động tư pháp, tính chất của từng vụ việc. Tuy nhiên vẫn có những tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự. Vậy Quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Cơ sở của việc phân định thẩm quyền của toà án các cấp

Cơ sở của việc phân định thẩm quyền giữa các cấp toà án là đường lối, chính sách của Đảng về hoạt động tư pháp, tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, hệ thống tổ chức toà án, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ toà án, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của việc giải quyết vụ việc. Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền giữa các cấp toà án cũng phải trên cơ sở đảm bảo thuận lợi cho việc tham gia tố tụng của đương sự cũng như hiệu quả thực tế của việc bảo vệ quyền lợi cho họ. Vì vậy, việc mở rộng thấm quyền xét xử sơ thẩm của toà án nhân dân cấp huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình và thuận lợi cho toà án trong việc giải quyết nhanh chóng vụ việc, kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Đây cũng là một giải pháp để giảm áp lực về công việc cho toà án nhân dân cấp tỉnh, tạo điều kiện cho toà án nhân dân cấp tỉnh có thể tập trung vào việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm nâng cao chất lượng xét xử của toà án.

Quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?

Hiện nay, việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau:

– Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

Trên đây là nội dung trả lời về việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự.

Quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?“
Quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?

Quy định về quyền tự thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự của đương sự?

Xuất phát từ bản chất của các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, các đương sự có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng và Tòa án tôn trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên.

Quyền tự định đoạt của đương sự thể hiện ở quá trình hòa giải. Tòa án tiến hành hòa giải, tạo điều kiện các bên thỏa thuận để giải quyết vụ việc. Cơ sở của hòa giải là quyền tự định đoạt của đương sự, Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nguyên tắc tiến hành hòa giải: “Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dung vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình”.

Quyền tự định doạt của đương sự còn thể hiện ở quyền tự thỏa thuận, thương lượng, dàn xếp với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án sau khi Tòa án đã thụ lý. Trường hợp này, các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án, việc thỏa thuận này có thể được thực hiện ở mọi thời điểm trong quá trình tố tụng. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và việc thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái đạo đức xã hội thì Hội đông xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cần giải quyết của vụ án, việc thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và công nhận thỏa thuận của các đương sự.

Chưa có luật để áp dụng thì tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự không?

Theo quy định tại khoản 2 điều 4 BLTTDS 2015:

“Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan; tổ chức; cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

Đây có thể coi là một bước tiến mới trong xây dựng pháp luật của Nhà nước ta; được quy định trong khoản 2 Điều 4 BLTTDS.

Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp Tòa án từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan; tổ chức; cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự như thế nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Những tranh chấp về quốc tịch có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Theo khoản 1 điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Thẩm quyền của tòa án bao gồm:
“1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.”
Do đó, tranh chấp này thuộc thẩm quyền của tòa án

 Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Căn cứ vào khoản 3 điều 145 như sau: 3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Thẩm quyền dân sự của tòa án là gì?

Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án; khái niệm thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau:
Thẩm quyền dân sự của tòa án là:
Quyền xem xét giải quyết các vụ việc
Quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.


5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.