Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?

08/09/2022
Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?
277
Views

Khi một bản án dân sự có hiệu lực mà khi đã không còn bất kỳ sự kháng cáo kháng nghị nào thì khi ấy, cơ quan thi hành án sẽ thực thi bản án đó với các cá nhân, tổ chức có liên quan tới bản án đó. Tuy nhiên không phải ai cũng nghiêm chỉnh chấp hành mà có một số người ngoan cố chống cự. Khi ấy, biện pháp mạnh hơn là biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng để bảo đảm thực thi công bằng. Do vậy, khi thực thi biện pháp cưỡng chế cũng cần lưu ý một số quy định riêng của nó. Vậy Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?

Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền dùng quyền lực nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế quyền, nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.

Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?
Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Theo quy định tại điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án . Cụ thể là:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định

Các trường hợp phải cưỡng chế thi hành án

Trường hợp thứ nhất, người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án.

Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án ít nhất 06 tháng một lần; trường hợp người phải thi hành án chưa đủ điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù và thời gian chấp hành án phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không thể xác định địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh là ít nhất mỗi năm một lần.

Sau hai lần xác minh mà vẫn không có điều kiện thi hành án thì cơ quan THADS phải thông báo cho người được thi hành án bằng văn bản về kết quả xác minh. Việc xác minh sẽ lại tiếp tục được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Trường hợp thứ hai, người phải thi hành án có tài sản để thi hành án.

Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì Cơ quan THADS sẽ ra quyết định thi hành án theo quy định.

Về thủ tục cưỡng chế thi hành án, do đặc điểm, tính chất của từng loại tài sản khác nhau nên cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhau theo quy định.

Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?

Theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thời gian không được cưỡng chế thi hành án, cụ thể như sau:

Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, trong việc thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự không được cưỡng chế thi hành án vào khoảng thời gian từ 22 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau và các ngày nghỉ, lễ theo quy định pháp luật.

Ai có trách nhiệm xác minh tài sản của người phải thi hành án?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

– Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện yêu cầu bạn phải kê khai tài sản của người phải thi hành án như nhà, đất, tiền, xe …là đúng quy định nêu trên. Trường hợp bạn không biết rõ tài sản của bên phải thi hành án thì bạn có thể yêu cầu chấp hành viên xác minh tài sản giúp bạn theo Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (về xác minh điều kiện thi hành án).

Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh .

Như vậy, trước tiên cá nhân phải tự xác minh điều kiện thi hành án, nếu đã sử dụng hết các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được thì phải làm đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án theo quy định nêu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tự nguyện thi hành án là bao lâu

Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”

Có khấu trừ hết tiền lương mỗi tháng khi thi hành án không

Theo Khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định mức trừ vào lương của người thi hành án như sau:
3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Để đảm bảo hiệu quả cưỡng chế thi hành án , pháp luật quy định các trình tự, thủ tục cơ bản để tiến hành cưỡng chế thi hành án là:
Ra quyết định cưỡng chế và thông báo về việc cưỡng chế;
Xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án dân sự;
Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự;
Thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự;
Giao bảo quản tài sản đã cưỡng chế;
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình cưỡng chế thi hành án;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.