Quy định về công ty đại chúng chưa niêm yết

12/10/2022
543
Views

Chứng khoán luôn là một trong các thị trường sôi nổi trong lĩnh vực tài chính. Các doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch chứng khoán để mua bán các cổ phiếu của công ty mình. Việc các công ty được giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng được quy định với số vốn tài chính hoạt động và các điệu kiện để một công ty có thể hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán là rất chặt chẽ. Do đó hiện nay một số công ty đại chúng do không đáp ứng được các điều kiện về giao dịch nên không thể niêm yết cổ phiếu của mình trên các sàn giao dịch và được gọi với cái tên là công ty đại chúng chưa niêm yết. Vậy hiểu như thế nào là công ty đại chúng chưa niêm yết? Việc đăng ký giao dịch với công ty đại chúng chưa niêm yết như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy định về công ty đại chúng chưa niêm yết″. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về công ty đại chúng

Công ty đại chúng là gì?

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, quy định về công ty đại chúng như sau:

– Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

+ Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

+ Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

Theo đó công ty đại chúng thuộc loại hình công ty cổ phần trong đó có xác định về số vốn điều lệ và tỷ lệ số cổ phiếu hoặc theo sự chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng

Theo Điều 34 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký như sau:

– Công bố thông tin theo quy định;

– Tuân thủ quy định về quản trị công ty;

– Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định  về đăng ký chứng khoán;

– Công ty đại chúng có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ thì phải thực hiện:

Đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. 

Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;

Công ty đại chúng đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.

Công ty đại chúng chưa niêm yết

Quy định về công ty đại chúng chưa niêm yết
Quy định về công ty đại chúng chưa niêm yết

Theo Khoản 26 Điều 4, 5 Luật chứng khoán 2019 quy định:

Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.”

Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.”

Bên cạnh đó, theo Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 34 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nghĩa vụ của công ty đại chúng như sau:

d) Công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;

đ) Công ty đại chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.”

Về việc niêm yết chứng khoán:

“Chứng khoán đã chào bán ra công chúng, cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phải được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.”

Thông thường công ty đại chúng phát hành cổ phiếu phải niêm yết và đăng ký giao dịch trên các sàn chứng khoán trong thời hạn quy định. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà công ty này chưa thể thực hiện việc niêm yết vơi các chứng khoán. Do đó đây chính là trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết.

Công ty đã phát hành cổ phiếu vốn chủ sở hữu nhưng lại không được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Thông thường, trước khi một công ty đại chúng có thể được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, một số yêu cầu nhất định phải được đáp ứng. Mỗi sở giao dịch chứng khoán có các yêu cầu niêm yết riêng mà một công ty (hoặc tổ chức khác) muốn được niêm yết phải đảm bảo. Do đó khi không đủ các điều kiện được đưa ra thì công ty đại chúng không thể thực hiện được việc niêm yết chứng khoán trên các sàn chứng khoán.

Lí do Công ty đại chúng chưa niêm yết?

Công ty đại chúng chưa niêm yết là công ty đại chúng đã được phát hành cổ phiếu nhưng vẫn chưa được niêm yết cũng như giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán.

Các công ty đại chúng chưa niêm yết bởi vì công ty còn quá nhỏ để đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Các sàn giao dịch lớn có những điều kiện niêm yết đối với các cổ phiếu, bao gồm ngưỡng thu nhập hàng năm, số lượng cổ phiếu đang lưu hành tối thiểu và phí niêm yết.

Một công ty đại chúng chưa niêm yết có thể có quá ít cổ đông hoặc quản lí của công ty có thể muốn tránh công bố quyền sở hữu theo điều kiện niêm yết của các sàn giao dịch nhất định.

Các công ty đã bị hủy bỏ niêm yết khỏi các sàn giao dịch có thể dẫn công ty đó trở thành công ty đại chúng chưa niêm yết. Hủy bỏ có thể là tự nguyện hoặc có thể là do không đáp ứng các điều kiện niêm yết của một sàn giao dịch.

Công ty đại chúng chưa được niêm yết, nghĩa là chủ sở hữu của công ty điều hành doanh nghiệp giống như một công ty tư nhân và tránh được các qui định của sàn giao dịch.

Mặc dù các công ty đại chúng chưa niêm yết được quản lí ít hơn so với các công ty đại chúng đã niêm yết, nhưng công ty đại chúng chưa niêm yết vẫn được qui định nhiều hơn so với các công ty tư nhân.

Công ty đại chúng vẫn phải tuân thủ các yêu cầu báo cáo tài chính. Công ty đại chúng chưa niêm yết cũng có thể bị cấm tiếp thị cho các nhà đầu tư.

Quy định về đăng ký giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết

Công ty đại chúng chưa niêm yết có bắt buộc phải đăng ký giao dịch cổ phiếu không?

Theo khoản 1 Điều 133 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp công ty đại chúng phải thực hiện đăng ký giao dịch như sau:

“Điều 133. Đối tượng và thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch

1. Đối tượng đăng ký giao dịch

a) Công ty đại chúng không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán;

b) Công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ niêm yết tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng;

c) Doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần…..”

Theo đó, Công ty đại chúng không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thuộc một trong các đối tượng đăng ký giao dịch nên bắt buộc đăng ký giao dịch.

Thời hạn công ty đại chúng chưa niêm yết thực hiện đăng ký giao dịch

Theo khoản 2 Điều 133 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn công ty đại chúng thực hiện đăng ký giao dịch như sau:

“Điều 133. Đối tượng và thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch

2. Thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch

a) Công ty đại chúng phải hoàn tất việc đăng ký cổ phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 34 Luật Chứng khoán;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết;

c) Thời hạn đăng ký giao dịch của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.”

Theo đó, Công ty đại chúng phải hoàn tất việc đăng ký cổ phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết.

Thời hạn đăng ký giao dịch của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.

Không thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn Upcom thì có bị phạt?

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán, cụ thể như sau:

  • Hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn thì bị xử phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn đến 01 tháng;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 01 tháng đến 03 tháng;
  • Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 03 tháng đến 06 tháng;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 06 tháng đến 09 tháng;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng;
  • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng hoặc không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán.

Theo đó, tùy thuộc vào thời gian quá hạn trên thực tế thì sẽ có mức phạt riêng cho từng trường hợp cụ thể tương ứng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định về công ty đại chúng chưa niêm yết”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng đất đai và muốn tìm cách tra cứu thông tin quy hoạch để đưa ra các quyết định đúng đắn hoặc để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến đất đai, quyền sử dụng đất; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Công ty đại chúng niêm yết là gì?

Công ty niêm yết là một công ty công cộng mà trong đó cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán. Đây được xem là một hình thức phát triển cao nhất của một công ty. Bởi sau khi đã trở thành công ty niêm yết, tức sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước. 
Đồng thời với việc công ty phải công bố minh bạch các thông tin và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Do đó, động lực để trở thành công ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Theo đó, niêm yết chứng khoán là đưa các chứng khoán đó có đủ điều kiện giao dịch tại sở chứng khoán hay các trung tâm giao dịch chứng khoán.

Chứng khoán gồm những loại nào?

Theo Luật chứng khoán 2019 thì chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty đại chúng?

Điều kiện niêm yết cổ phiếu bao gồm:
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất theo quy định của Nghị định này hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân giá quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa;
b) Đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết; đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa;
c) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên;
d) Trừ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết;
đ) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
e) Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;
g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.