Xin chào Luật sư 247, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư 247 tư vấn. Tôi là công chức cơ quan quản lý cấp xã. Vì nhiều lý do mà tôi muốn chuyển ngạch công chức. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ Quy định về chuyển ngạch công chức hiện nay được quy định ra thế nào? Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về quy định chuyển ngạch công chức được không? Mong nhận được sự tư vấn.
Chào bạn, Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật su 247 để tìm câu trả lời cho câu hỏi của bạn nhé
Thế nào là chuyển ngạch công chức?
Công chức muốn được chuyển sang một ngành khác hoặc có đề bạt từ chức vụ thấp hơn lên chức vụ cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực hoạt động, chuyên môn được coi là công chức thông qua việc nâng cao chức danh nghề nghiệp công chức thông qua thi tuyển.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì chuyển ngạch công chức là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Quy định về chuyển ngạch công chức
Cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định nội dung, hình thức, điều kiện, tiêu chuẩn thi, đánh giá nâng hạng chức danh nghề nghiệp là Cục Quản lý chức danh nghề nghiệp công vụ. Ngoài ra, đơn vị, tổ chức cử người lao động đi thi, tham gia chuyển công tác, đề bạt phải chịu trách nhiệm về điều kiện, tiêu chuẩn của người lao động đó theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) quy định về ngạch công chức và điều kiện bổ nhiệm vào ngạch công chức như sau:
Ngạch công chức bao gồm:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương;
- Chuyên viên chính và tương đương;
- Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương;.
- Nhân viên.
- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ
- Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
- Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
- Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
- Công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Việc chuyển ngạch công chức theo Điều 29 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.
Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
- Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
- Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.
Công chức được nâng ngach công chức khi vượt qua kì thi nâng ngạch công chức hoặc xét nâng ngạch công chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác hướng dẫn liên quan.
Theo đó, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.
Trong đó, để được đăng ký dự thi nâng ngạch công chức hoặc được xét nâng ngạch công chức thì công chức cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019;
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học theo quy định tại Khoản 6 Khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
– Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
(2) Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên (trừ điều kiện về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức) thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
– Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
– Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch công chức.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về chuyển ngạch công chức” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thành lập công ty trọn gói. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Giáo viên nghỉ thai sản có lương không?
- Chế độ đền bù thiệt hại về tài sản do tham gia phòng chống ma túy năm 2022
- Thủ tục công nhận người có công với cách mạng thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) thì ngạch công chức bao gồm các ngạch từ cao xuống thấp như sau:
Chuyên viên cao cấp và tương đương;
Chuyên viên chính và tương đương;
Chuyên viên và tương đương;
Cán sự và tương đương;
Nhân viên.
Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
Công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách để loại bỏ những tiêu cực trong xã hội. Trong đó, việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, cán bộ là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất.
Theo đó, tùy vào từng ngành, lĩnh vực, căn cứ vào Điều 25 Luật Phòng chống tham nhũng hiện nay, việc chuyển vị trí công tác phải được thực hiện định kỳ từ đủ 02 năm – 05 năm với phạm vi:
Từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;
Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải chuyển đổi vị trí công tác. Một số công chức nêu tại Nghị định 59 của Chính phủ sẽ chưa phải chuyển ngay như:
Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật;
Đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử;
Điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận;
Đi học tập trung từ 12 tháng trở lên;
Biệt phái;
Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.