Quy định về biệt phái công chức như thế nào?

29/11/2023
Quy định về biệt phái công chức
221
Views

Chúng ta có thể hiểu biệt phái công chức là điều chuyển công chức từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác làm việc, công tác. Khi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, công chức được biệt phái vẫn được hưởng lương và các chế độ khác tương tự như làm việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ. Biệt phái công chức phải được thực hiện trong thời hạn luật định. Vậy quy định về biệt phái công chức như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019);
  • Nghị định 138/2020/NĐ-CP.

Quy định về biệt phái công chức

Biệt phái công chức là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc đối với công chức, những người làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước. Dưới đây là quy định pháp luật về khái niệm biệt phái, công chức cũng như các trường hợp được biệt phái công chức,

Biệt phái là gì?

Theo khoản 12 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ, cũng như quy định nơi tiếp nhận công chức chuyển công tác đến.

Công chức là ai?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; 
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; 
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Trường hợp nào thì phải thực hiện biệt phái công chức cấp tỉnh?

Biệt phái công chức cấp tỉnh được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 27. Biệt phái công chức

1. Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.

4. Thẩm quyền biệt phái công chức:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

5. Trình tự, thủ tục biệt phái công chức:

a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.

6. Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”

Như vậy, việc biệt phái công chức cấp tỉnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
  • Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Công chức cấp tỉnh được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.

Trình tự, thủ tục biệt phái công chức như thế nào?

Biệt phái công chức phải được thực hiện trong thời hạn luật định. Thời hạn biệt phái thường là 03 năm, trừ một số trường hợp luật quy định khác. Khi biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải phân công, tuân thủ trình tự, thủ tục biệt phái công chức.

Theo khoản 5, 6 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục biệt phái công chức như sau:

  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.

Ngoài ra, trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quy định về biệt phái công chức
Quy định về biệt phái công chức

Chế độ chính sách đối với công chức được biệt phái

Khi làm việc tại đơn vị, tổ chức, cơ quan nhà nước khác, công chức được biệt phái vẫn được hưởng lương và các chế độ khác. Trong thời gian biệt phái, công chức được biệt phái phải tuân thủ các quy định, sự quản lý, phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước được cử đến làm việc. Dưới đây là quy định về chế độ chính sách đối với công chức được biệt phái.

Chế độ chính sách đối với công chức được biệt phái theo Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
  • Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
  • Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Quy định về biệt phái công chức hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là Đổi tên căn cước công dân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của công chức được biệt phái là gì?

Trách nhiệm của công chức được biệt phái theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
– Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái;
– Kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.

Thẩm quyền biệt phái công chức thuộc về ai?

Thẩm quyền biệt phái công chức theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp nào được biệt phái công chức?

Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
– Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.