Xin chào Luật Sư 247. Tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu cũng như nghiên cứu sâu vấn đề liên quan tới bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Quy định về bảo lãnh vay vốn ngân hàng hiện nay?. Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Quy định về bảo lãnh vay vốn ngân hàng hiện nay?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Các thông tư, quy định của Nhà nước về khái niệm bảo lãnh ngân hàng?
Theo Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017, thì bão lãnh ngân hàng được hiểu như sau: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.”
Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 cũng ghi rất rõ “Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận”.
Cam kết bảo lãnh ngân hàng theo quy định
Thủ tục cam kết bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng: là một thỏa thuận bằng văn bản được ký giữa tổ chức tín dụng và người được bảo lãnh; Hoặc tổ chức tín dụng, người được bảo lãnh và các bên có liên quan về việc tổ chức tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết
Thư bảo lãnh vay vốn ngân hàng: chỉ là một cam kết đơn phương của chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết
Các đối tượng được đề cập trong bản cam kết
Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Bên được bảo lãnh là tổ chức, bao gồm cả các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú
Bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh.
Phân loại bảo lãnh vay vốn ngân hàng
Dựa vào phương thức phát hành bảo lãnh, sẽ chia làm 2 loại:
- Bảo lãnh trực tiếp
Là loại đơn giản nhất bởi dễ dàng trong việc thích ứng với hệ thống pháp luật nước ngoài, thường được sử dụng trong kinh doanh nước ngoài hoặc trong nước và được cấp trực tiếp cho người được bảo lãnh. Các khoản bảo lãnh thường được áp dụng cho các giao dịch xuyên biên giới tính từ thời điểm người được bảo lãnh yêu cầu bồi thường nhanh chóng cho người nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh gián tiếp
Thường được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị có liên quan được hưởng lợi. Với một sự đảm bảo gián tiếp, tức là một ngân hàng thứ hai, điển hình là một ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam sẽ đứng ra thực hiện bảo lãnh. Chính vì thế mà tại một số nước, phương pháp bảo lãnh này không được chấp nhận vì vấn đề pháp lý cũng như thủ tục khá phức tạp.
Dựa vào mực đích bảo lãnh, sẽ chia làm 5 loại:
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất hiện nay có ưu điểm đó là khả năng thực hiện độc lập bảo lãnh trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. Loại hình này được tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết.
- Bảo lãnh dự thầu
Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Trong trường hợp khách hàng vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
- Bảo lãnh thanh toán
Ứng dụng: Trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm.
Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua như đã cam kết.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
Ứng dụng: Trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng máy móc thiết bị.
Trách nhiệm: Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ khi: Khách hàng bị phạt theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh hoàn lại thanh toán
Ứng dụng: Cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh.
Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả số tiền cung ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện chức năng của mình.
Dựa theo đối tượng bảo lãnh, sẽ chia làm 2 loại:
- Bảo lãnh trong nước
Ứng dụng: Đối tượng tham dự bảo lãnh trong cùng một quốc gia.
Các hình thức áp dụng cho loại bảo lãnh này là: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước… được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.
- Bảo lãnh ngoài nước
Ứng dụng: Một trong hai bên tham dự bảo lãnh khác quốc gia. Loại hình này thường sử dụng 1 trong các hình thức bảo lãnh sau:
+ Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm.
+ Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài.
+ Phát hành thư bảo lãnh.
+ Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.
Ngoài những hình thức phân loại bảo lãnh ngân hàng quen thuộc như trên thì còn một số yếu tố khác quyết định đến loại hình bảo lãnh như: Hình thức sử dụng được chia ra thành bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.
Mức phí bảo lãnh ngân hàng hiện nay
Mức phí bảo lãnh ngân hàng được tính theo công thức sau:
Phí bảo lãnh = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360
Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng/ ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.
Khách hàng nếu chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng/ ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định về bảo lãnh vay vốn ngân hàng hiện nay?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đăng ký lại giấy khai sinh bị mất, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2022
- Chồng vay ngân hàng vợ có phải trả không?
- Tiền lãi gửi ngân hàng là tài sản chung hay tài sản riêng?
Câu hỏi thường gặp
Cam kết bảo lãnh” là văn bản của tổ chức tín dụng, bao gồm:
– Thư bảo lãnh: là cam kết đơm phương của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
– Hợp đồng bảo lãnh: là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trong giao dịch thương mại có hai chủ thể chính là bên bán và bên mua. Khi cả hai đều muốn đảm bảo quyền lợi của mình và tránh được các rủi ro ngoài ý muốn. Đó chính là lý do vì sao mà dịch vụ bảo lãnh ra đời, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì đơn vị bảo lãnh sẽ thay thế họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên còn lại.
Dịch vụ này có tất cả 3 chức năng là:
– Chức năng bảo đảm.
– Chức năng tài trợ.
– Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng.