Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2022

23/06/2022
Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2022
365
Views

Hiện nay, phát hành trái phiếu là một hoạt động kinh doanh khá phổ biến cả trong nước và quốc tế. Việc phát hành trái phiếu phải được đảm bảo để tránh những rủi ro không đáng có. Do đó, công ty phát hành trái phiếu sẽ ký kết thỏa thuận bảo lãnh trái phiếu. Vậy Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu là gì? Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2022 ra sao? Cần lưu ý những điều gì trên hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Trái phiếu là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Như vậy có thể hiểu Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty. Người sở hữu trái phiếu do công ty phát hành được trả lãi định kì, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu là gì?

Bảo lãnh phát hành trái phiếu có thể hiểu là việc chủ thể cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ trái phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa được bán hết hết hoặc cố gắng tối đa để bán số trái phiếu cần phát hành của tổ chức phát hành.

Theo đó Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu là sự thỏa thuận giữa tổ chức phát hành với tổ chức bảo lãnh phát hành về việc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Hợp đồng bão lãnh phát hành trái phiếu là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hơn nữa hợp đồng là căn cứ để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên

Tải xuống mẫu Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu

Phần thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Yêu cầu các bên ghi đầy đủ thông tin về tên tô chức phát hành và tổ chức bảo lãnh, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng, người đại diện hợp pháp.

Điều 1. Các điều khoản, điều kiện của trái phiếu : cung cấp các thông tin như mã trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, kỳ hạn trái phiếu, ngày phát hành trái phiếu, ngày đáo hạn trái phiếu, lãi suất danh nghĩa trái phiếu, khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh, phương thức thanh toán gốc.

Điều 2. Phân phối trái phiếu: nêu rõ thông tin tên tổ chức bảo lãnh, mã trái phiếu, kỳ hạn, người phát hành, ngày đáo hạn, số lượng đăng ký.

Điều 3. Thanh toán tiền mua trái phiếu: Trong hợp đồng cần ghi rõ thời gian thanh toán tiền mua trái phiếu, tài khoản thanh toán tiền mua trái phiếu ( Số tài khoản, tên chủ tài khoản, nơi mở tài khoản)

Điều 4. Phí bảo lãnh : hai bên sẽ thương lượng với nhau về mức phí bảo lãnh phát hành trái phiếu.

Điều 5, Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các tham gia hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận với nhau về điều khoản này nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật ví dụ như : bên tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm phân phối hết khối lượng trái phiếu trong thời gian quy định tại hợp đồng bảo lãnh ký kết với Kho bạc Nhà nước. Trường hợp khối lượng trái phiếu không được phân phối hết cho nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh chính có trách nhiệm mua toàn bộ khối lượng trái phiếu còn lại. Đồng thời được quyền lựa chọn thành viên của tổ hợp bảo lãnh và quyết định mức phí bảo lãnh trả cho các thành viên này, được quyền phân phối trái phiếu của đợt bảo lãnh phát hành theo hợp đồng bảo lãnh ký kết với Kho bạc Nhà nước,…

Còn bên tổ chức phát hành có quyền và nghĩa vụ như thanh toán phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cho tổ chức bảo lãnh chính trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt phát hành trái phiếu. Theo dõi thanh toán tiền mua trái phiếu của tổ chức bảo lãnh chính, thành viên tổ hợp bảo lãnh và khách hàng của tổ hợp bảo lãnh để thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán, đảm bảo việc đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu.

Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2022
Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2022

Điều 7. Điều khoản về giải quyết tranh chấp Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng có phát sinh tranh chấp thì có thể tự hòa giải hoặc nếu không thể tự hòa giải thì sẽ đem những tranh chấp ra Tòa để giải quyết.

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng: Thời gian hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu từ thời điểm nào sẽ do hai bên cũng thỏa thuận. Hợp đồng này có hiệu lực thi hành cho đến khi hoàn thành tất cả các giai đoạn: thanh toán tiền mua trái phiếu, đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu của đợt phát hành trái phiếu. Hợp đồng được lập thành hai bản, mỗi bên giữa một bản và có giá trị pháp lý như nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xác minh tình trạng hôn nhân; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội; … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu có cần công chứng không?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định bắt buộc các chủ thể khi ký kết Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu xong phải đi công chứng. Nhưng chúng tôi khuyên nên đi công chứng. Bởi công chứng sẽ giúp cho hợp đồng được đảm bảo về mặt pháp lý hơn.

Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu?

1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
2. Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
3. Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.