Quy định sử dụng ngõ đi chung năm 2023 như thế nào?

13/03/2023
Quy định sử dụng ngõ đi chung
564
Views

Đất chật người đông nên diện tích xây dựng nhà ở của người dân ngày càng có xu hướng bị thu hẹp lại. Một trong những vấn đề thường gây nên nhiều tranh cãi đối với các hộ gia đình có nhà ở liền kề chính là quyền sử dụng ngõ đi chung. Pháp luật đã quy định cụ thể về vấn đề xác định kích thước, quyền sử dụng lối đi chung tại các văn bản luật, các thông tư, nghị định khác nhau. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành quy định sử dụng ngõ đi chung như thế nào? Kích thước của ngõ đi chung được xác định dựa trên các căn cứ nào? Cách giải quyết khi hàng xóm có hành vi lấn chiếm ngõ đi chung được quy định ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Ngõ đi chung là gì?

Pháp luật hiện nay không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung. Bên cạnh việc pháp luật không quy định thì nguồn gốc lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định, có thể kể đến một số trường hợp phổ biến như sau:

(1) Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.

(2) Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua).

(3) Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).

Mặc dù nguồn gốc, thời gian hình thành có thể khác nhau nhưng tựu chung lại lối đi chung vẫn được hiểu theo trường hợp phổ biến nhất, đó là:

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.

Quyền mở lối đi chung được quy định ra sao?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về mở lối đi qua:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, có thể thấy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Quy định sử dụng ngõ đi chung

Điều 248 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền; 

2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền; 

3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Do đó, khi sử dụng lối đi chung hay sử dụng các bất động sản liền kề khác đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này được xây dựng trên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Kích thước của ngõ đi chung được xác định dựa trên các căn cứ nào?

Đầu tiên: Lối đi chung nào được mở trên ngôi nhà liền kề được coi là thuận tiện và hợp lý nhất? (Có tính đến các đặc điểm cụ thể của vị trí, lợi ích của nhà bị bao kín và ít gây thiệt hại nhất cho ngôi nhà.)

Ở đây khi xem xét vị trí của lối đi chung để mở đi ra đường công cộng, cần chú ý đến sự tiện lợi và hợp lý. Sự tiện lợi ở đây có thể hiểu là vị trí của lối đi chung nên được mở để khoảng cách từ vị trí của ngôi nhà đến đường công cộng là ngắn nhất và di chuyển thuận tiện nhất cố thể. Ngoài việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của một ngôi nhà được bao quanh, vấn đề về quyền của ngôi nhà mở lối đi cũng phải được xem xét.

Thứ hai: Chủ nhà được hưởng lối đi chung phải bồi thường cho chủ nhà được hưởng quyền, trừ khi có thỏa thuận khác.

Thứ ba: Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi chung được các bên đồng ý, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và ít gây rắc rối cho các bên; Nếu có tranh chấp về lối đi, họ có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Có thể hiểu rằng các bên có thể tự đồng ý mà không cần phải đưa ra pháp luật đến giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp các bên không thể đạt được thỏa thuận vì quyền của họ, vì vậy họ chọn yêu cầu Tòa án giải quyết ghi nhận lối đi chung vào sổ đỏ. Bởi vì quyết định của Tòa án là ràng buộc về mặt pháp lý và được thi hành bởi các bên.

Thứ tư: Trong trường hợp ngôi nhà được nhiều người cùng chủ sở hữu và sử dụng khác nhau, khi chia làm lối đi chung, cần phải nhường cho những người cư ngụ cần thiết theo khoản 2 Điều này mà không được bồi thường.

Đây là trường hợp quy định về đường tự mở, khi các bên bắt đầu thiết lập quyền sở hữu và quyền sử dụng nhà đất, khi phân chia, họ phải tính toán đường dẫn cần thiết cho người trong cuộc. Việc xác định lối đi trong trường hợp này có thể được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, bằng lời nói hoặc bằng văn bản có xác nhận giữa các bên liên quan. Trên thực tế, giải pháp tốt nhất là các bên nên thỏa thuận bằng văn bản về lối đi chung, vì nhiều khi cũng không thể tin tưởng chỉ vì những lời nói bằng miệng được, khi đó quyền lợi của họ có thể sẽ bị xâm phạm.

Quy định sử dụng ngõ đi chung
Quy định sử dụng ngõ đi chung

Cách giải quyết khi hàng xóm có hành vi lấn chiếm ngõ đi chung

Khi có hành vi lần chiếm đất là ngõ đi chung thì người sử dung chung lối đi đó có thể thương lượng với người có hành vi lấn chiếm. Trong trường hợp nếu thỏa thuận không có kết quả thì có thể nhờ đến sự can thiệp giải quyết của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tố cáo hành vi lấn chiếm

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Khi phát hiện hành vi lần chiếm đất thuộc lối đi chung, chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố các hành vi nói trên tại UBND cấp xã giải quyết.

Hành vi trên đã vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

Các bạn phải làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Ủy ban nhân dân xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp hòa giải không thành, các bạn có thể lựa chọn hòa giải theo các phương án sau:

  • Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự;
  • Yêu cầu UBND cấp huyện nơi có tranh chấp giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai.

Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối vơi tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất cũng như trong trường hợp này là việc lấn chiếm ngõ đi chung thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND thì mới đủ điều kiện để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Theo quy định, đối với tranh chấp liên quan đến lấn chiếm lối đi chung thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất đang tranh chấp. Nếu việc lấn chiếm có gây ra thiệt hại và chứng minh được thiệt hại đó thì chúng ta cũng có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.

Trình tự thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết được thực hiện như sau:

  1. Nộp đơn khởi kiện
  2. Tòa án thụ lý giải quyết
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo kháng nghị.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định sử dụng ngõ đi chung”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn mẫu đơn xin tách sổ đỏ cho con. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được yêu cầu UBND cấp xã giải quyết lấn ngõ đi chung không?

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.
Các bạn phải làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Xây tường rào nhưng lấn chiếm lối đi của các hộ dân khác trong xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định việc gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, xây tường rào lấn chiếm lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp mở lối đi chung bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp mở lối đi chung bao gồm:
– Đơn khởi kiện;
– Giấy tờ về nguồn gốc đất đai;
– Chứng cứ liên quan đến khởi kiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.